Ông không cần đến sự xác nhận về mặt pháp lý tội trạng của họ. Tự ông
quyết định: ai có tội, ai không.
Khi Stalin đến Lêningrad sau khi Kirov bị ám sát, ông ra lệnh cho ủy ban
chính phủ lục lại toàn bộ hồ sơ lưu trữ liên quan đến vụ việc. Trong các hồ
sơ đó, người ta tìm thấy thư của M.N.Volkova, một phụ nữ làm công việc
quét dọn kiêm nhân viên mật vụ, báo cáo với cơ quan an ninh trung ương
rằng ở Lêningrad đang chuẩn bị tiến hành mưu sát Kirov, Voroshilov và
Molotov. Một sĩ quan của Cục đặc biệt Bộ Nội vụ đã gặp chị để thẩm vấn.
Nhưng sau khi hồ sơ được đưa lên trên để kiểm tra thì kết luận là những
khai báo của Volkova không có cơ sở thực tế, M.N.Volkova thần kinh
không bình thường, còn người sĩ quan thì sau đó bị cải tạo giam một thời
gian vì mất cảnh giác cách mạng. . .
Sự dính líu của Zinoviev và Kamenev - hai cựu ủy viên Bộ Chính trị và
cộng sự gần gũi của Lê nin - với cái chết của Kirov là điều lúc đó ít ai nghi
ngờ. Cả những Nga kiều lưu vong năm 1934 cũng tin rằng việc giết Kirov
là âm mưu của phe đối lập. Một năm sau khi Zinoviev, Kamenev và những
người đối lập bị tình nghi bị bắt, toà quân sự của Toà án tối cao xem xét lại
hồ sơ vụ án và ngày 24/8/1936 tuyên án tử hình tất cả họ.
Ngay đêm hôm đó, bản án được thi hành. Có mặt tại cuộc xử bắn có Dân
ủy Nội vụ Yagoda và người sẽ thay thế ông ta sau này, lúc đó là Bí thư
Trung ương Đảng N.I.Ejov. Vỏ những viên đạn đã bắn vào Zinoviev và
Kamenev sẽ được Ejov để trên bàn làm việc để làm kỷ niệm.
Trong cuộc họp kín nổi tiếng tại Đại hội 20 của Đảng, Khruschov phát
biểu rằng Stalin có dính líu đến việc ám sát Kirov. Ý kiến đó dựa trên cơ sở
nào?
Quả thật, những dấu hiệu gián tiếp chứng tỏ sự dính líu của Stalin đến vụ
ám sát không phải là ít.
Tại một cuộc họp Trung ương sau khi Kirov bị giết, N.I.Bukharin nói
rằng vụ này là do bàn tay của phái Zinoviev. Stalin lập tức chỉnh lại rằng
đấy chỉ là một giả thuyết, mới chỉ có 7, 8 ngày sau khi sự việc xảy ra, còn
sớm để kết luận. Còn A.I.Mikoian thì viết trong hồi ký rằng ngay sau khi