chiếc xe chở anh ta bị tai nạn trên đường. Borisov bị vỡ đầu chết ngay,
trong khi mấy người khác cùng ngồi xe với anh không ai bị chết cả.
Câu hỏi: Tại sao Kirov bị chọn làm đối tượng thủ tiêu?
Giáo sư Naumov trả lời:
- Cho đến nay, ý kiến chung cho rằng Sergei Mironovich Kirov cầm đầu
phái theo quan điểm tự do hơn, đối lập với Stalin, và rằng số đông trong
Đảng lúc bấy giờ muốn Kirov thay thế Stalin trên cương vị lãnh tụ Đảng.
Tuy vậy, trong cuốn sách viết về mối quan hệ trong nội bộ Bộ Chính trị
những năm 20 và 30, Tiến sĩ sử học Oleg Khlevnhuk lại cho rằng việc coi
Kirov là người đứng đầu phái hữu trong Bộ Chính trị, dám tranh cãi với
Stalin, và trong Đảng muốn Kirov thay Stalin chỉ là những huyền thoại.
Nếu ta nghiên cứu kỹ các tài liệu về cuộc đời của Ordjinikidze - một nhà
lãnh đạo cũng kết thúc một cách bi kịch: rút súng tự sát, nghe nói sau một
cuộc tranh cãi và xung đột với Stalin, thì ta thấy rằng bằng chứng về mâu
thuẫn giữa Ordjinikidze và Stalin có rất nhiều. Trong khi đó, không thấy ở
đâu nói về việc Kirov mâu thuẫn với Stalin. Các phát biểu của Kirov đều
không có chỗ nào đi ngược lại với đường lối của Đảng do Stalin vạch ra cả.
Hơn nữa, năm 1929, chính Stalin đã đưa Kirov từ Ngoại Kavkaz về lãnh
đạo Tỉnh ủy Leningrad thay Zinoviev, và khi các quan chức Đảng phê phán
Kirov không phải là người Bônsêvich và đề nghị cách chức ông, Stalin đã
đứng ra bênh vực Kirov. Do đó, Stalin và Kirov là không phải là hai đại
lượng bằng nhau, Kirov không phải là đối trọng của Stalin. Tuy nhiên, mọi
người đều nhớ rằng tại Đại hội 17 của Đảng, Stalin không thu được số
phiếu áp đảo vì nhiều đại biểu đã không bỏ phiếu cho ông mà bỏ phiếu cho
Kirov. Tóm lại, D.Khlevnhuk cho rằng việc Stalin sai giết Kirov là một khả
năng. Không có đầy đủ cơ sở để kết luận.
Đúng thế hay không, nhưng rõ ràng việc ám sát Kirov đã được Stalin
khai thác một cách triệt để.
Tôi hỏi:
- Nhưng bao nhiêu người đã bị thủ tiêu có cần phải cớ gì đâu, mà đây thì
cả một loạt sự việc được dàn dựng kỹ lưỡng?
Giáo sư Naumov: