thành nhiệm vụ. Những người không hoàn thành nhiệm vụ vì kém năng lực
hoặc vì không cho rằng phải hoàn thành nhiệm vụ bằng mọi giá kể cả giá
sinh mạng con người đều là những người mà Stalin không dùng. Mùa hè
1933 khi Stalin nghỉ ở Abkhazia, nghe nói đã diễn ra một vụ mưu sát. Beria
nhảy ra lấy thân mình che cho Stalin và hô to: "Hãy bảo vệ lãnh tụ!". Ai là
kẻ đã định mưu sát? - cuối cùng cũng không làm rõ được, vì lính bảo vệ
trên bờ biển đã đánh chết một người giơ súng bắn vào Stalin và người ta
nói rằng Beria là bậc thầy của những màn như vậy.
Khi mới lên làm Dân ủy nội vụ năm 1939, Beria đã thả 336.600 người
khỏi nhà tù, nhưng đồng thời lại bắt 200.000 người và sa thải 7.372 (tức là
1/5) số cán bộ của các cơ quan an ninh theo sắc lệnh "Sửa chữa những
khuyết điểm trong công tác điều tra của Dân ủy nội vụ".
Như vậy, với việc Beria lên cầm quyền, các cuộc khủng bố dồn dập trong
giai đoạn 1936- 1938 không hề ngừng mà còn tăng lên. Việc tra tấn tù nhân
đã có từ năm 1937, nhưng chỉ thị chính thức cho phép việc đánh đập và tra
tấn tù nhân là theo kiến nghị của Beria và do Stalin ký ngày 10/01/1939.
Stalin tin cậy giao cho Beria những nhiệm vụ đặc biệt bí mật và khó khăn.
Chỉ kể hai việc trong số đó: việc ám sát Trôtski đã bị trục xuất từ năm 1929
đang sống ở Mehico và vụ sát hại hơn 20 nghìn tù binh Ba Lan ở Khatưn
năm 1940.
TROTSKI
Giết Trôtski đã bị trục xuất khỏi Liên Xô sang sống ở Mehico là mong
muốn mạnh mẽ của Stalin. Ít có ai mà ông ghét cay ghét đắng như Trôtski.
Trong vấn đề này có nhiều lý do cá nhân. Trotski từ đáy lòng mình khinh bỉ
và coi thường Stalin.
Lev Trôtski là công thần lập quốc, một trong những người sáng lập Nhà
nước Xô viết. Số phận đã hào phóng ban thưởng cho con người này vừa
nhiều vinh quang, vừa nhiều tai tiếng, nhiều lần lên cao cũng như nhiều lần
thất sủng. Trong lịch sử cách mạng Liên Xô, ít có nhà lãnh đạo nào nhiều
thăng trầm như Trôstki. Ông đã từng chứng kiến những tư tưởng và mơ ước
táo bạo nhất của mình nhanh chóng trở thành hiện thực, và cũng chính ông,