CÁC CUỘC CHIẾN TRANH TIỀN TỆ - Trang 118

Cuộc giằng co giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, giữa đồng Nhân dân tệ và

đồng đô-la Mỹ, hiện đang là tâm điểm của nền tài chính thế giới và cũng là
mặt trận then chốt trong cuộc Chiến tranh tiền tệ lần thứ III. Sự tranh đấu
này phát xuất từ sự trỗi dậy của Trung Quốc cách đây hơn một phần tư thế
kỷ: trước đó chế độ chính trị của đất nước này đã tạo nên sự ngăn cách, biệt
lập về kinh tế, nhiều bất ổn xã hội và chủ thuyết đàn áp thị trường tự do.

Thần kỳ kinh tế Trung Quốc hiện đại đã bắt đầu xuất hiện từ tháng 1 năm

1975 với kế hoạch Bốn Hiện Đại Hóa do Thủ tướng Chu Ân Lai khởi xướng
ban hành, làm cách mạng trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp, quốc
phòng và công nghệ. Tuy nhiên việc thực thi đã bị trì hoãn vì cái chết của vị
Thủ tướng này vào tháng 1/1976, rồi sau đó Tổng bí thư Đảng Cộng sản
Mao Trạch Đông cũng qua đời vào tháng 9 cùng năm và một tháng sau là sự
kiện truy bắt nhóm Tứ Nhân Bang (bao gồm cả vợ của Mao, sau khoảng
thời gian ngắn kiểm soát được chính quyền).

Người kế nhiệm đã được Mao dàn xếp là Hoa Quốc Phong. Hoa tiếp tục

thực thi tầm nhìn của Chu Ân Lai và đoạn tuyệt dứt khoát với những người
theo chủ thuyết Mao tại Đại hội Đảng Cộng sản tháng 12/1978. Hoa Quốc
Phong còn được yểm trợ trong vấn đề này bởi một nhân vật mới được phục
chức và chẳng bao lâu sau đã nắm quyền kiểm soát lớn trong đảng: Đặng
Tiểu Bình. Sang năm sau thì thay đổi thực sự diễn ra với nhiều chương trình
thử nghiệm và thí điểm nhằm gia tăng tính tự quyết tại các nông trang và
nhà máy. Năm 1979, Trung Quốc đã có một quyết định bước ngoặt để xây
dựng bốn Đặc khu Kinh tế trong đó có các điều kiện làm việc thuận lợi,
giảm bớt sự hạn chế và giảm thuế thu nhập nhằm thu hút các nhà đầu tư
nước ngoài, đặc biệt là trong các lĩnh vực sản xuất, lắp ráp và dệt may. Đây
chính là các dấu hiệu báo trước một chương trình phát triển kinh tế lớn hơn
được tung ra vào năm 1984 và liên quan đến hầu hết các thành phố duyên
hải lớn ở phía đông Trung Quốc. Mặc dù Trung Quốc tăng trưởng nhanh xét
theo tỷ lệ phần trăm từ giữa thập niên 1980, nhưng nền móng căn bản của
kinh tế Trung Quốc khi đó còn thấp và cả tiền tệ lẫn quan hệ thương mại
song phương của quốc gia này với các nước lớn khác như Hoa Kỳ và Đức
đều chưa phải là chuyện đáng quan ngại.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.