CÁC CUỘC CHIẾN TRANH TIỀN TỆ - Trang 239

nhằm làm đảo chiều dòng chảy chứng khoán hoặc thậm chí đóng cửa sàn
giao dịch. Khi dòng thác bị chặn đứng, hệ thống phức hợp có thể quay về
cân bằng, không còn ở trạng thái tới hạn nữa cho tới đợt biến động tiếp theo.

Hàng loạt thảm họa liên tiếp diễn ra gần đây gần Sendai, Nhật Bản là

minh chứng hoàn hảo cho thấy sự chuyển pha diễn ra như thế nào trong tự
nhiên và xã hội loài người. Chúng còn cho thấy sự sụp đổ có thể lan truyền
từ hệ thống này sang hệ thống khác ra sao khi mọi hệ thống đều đang trong
tình trạng tới hạn. Kết cấu vỏ Trái Đất, các đại dương, chất uranium và các
thị trường chứng khoán đều là ví dụ về các hệ thống phức hợp tách biệt
nhau. Tuy nhiên, chúng có thể tương tác với nhau theo cách thức gây ra sự
sụp đổ quy mô cực lớn. Ngày 11 tháng 3/2011, sự biến động trong vỏ Trái
Đất ngoài khơi Thái Bình Dương phía đông Nhật Bản đã gây ra động đất
cực mạnh, đạt cường độ 9.0. Sức ép dưới lòng đất đã truyền năng lượng
sang một hệ thống khác là chính đại dương đó, gây nên sóng thần cao hơn
10 mét. Sóng thần tấn công vào nhiều lò phản ứng hạt nhân, một lần nữa
truyền năng lượng vào đó và gây ra một thảm họa khác: sự tan chảy từng
phần của những thanh nhiên liệu uranium và plutonium trong các lò phản
ứng. Sau cùng, nỗi hãi sợ từ nguy cơ sự cố hạt nhân góp phần làm tan chảy
thị trường chứng khoán Tokyo: giá bất ngờ giảm sút 20% chỉ trong 2 ngày.
Động đất và sóng thần là các hệ thống tự nhiên. Lò phản ứng điện hạt nhân
là một hệ thống “lai” giữa nhiên liệu uranium có từ thiên nhiên và các thiết
kế nhân tạo, còn thị trường chứng khoán là hệ thống nhân tạo 100%. Nhưng
tất cả đều vận hành trong “trạng thái tới hạn” như nhau, vốn sẵn có trong các
hệ thống phức hợp.

Đáng quan tâm là sự chuyển pha có thể mang đến những hậu quả thảm

khốc chỉ từ các nguyên nhân nhỏ – một bông tuyết có thể tiêu diệt cả một
ngôi làng khi nó kích hoạt trận lở tuyết. Đây là một điều bí mật phía sau cái
được gọi là “những con thiên nga đen” . Nassim Nicholas Taleb đã phổ biến
thuật ngữ “thiên nga đen” trong tác phẩm sách có cùng tiêu đề. Trong sách
này, Taleb thực sự đã bác bỏ phân phối chuẩn xác suất – đường cong hình
chuông – như một phương pháp để hiểu về rủi ro. Vấn đề ở đây là ông ta
xóa sổ một mô hình nhưng lại không xây dựng nên một cái gì khác để thay

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.