định với trị giá $1 tỷ (long position) và đồng thời đang bán khống (short
position) $1 tỷ chứng khoán rất tương tự như loại đang nắm giữ, thì theo
những phương pháp dạng như VaR, rủi ro rất thấp và đôi khi gần như bằng 0
(lấy giá trị nắm giữ trừ đi giá trị bán khống).
Các phân tích theo lý thuyết phức hợp lại có quan điểm hoàn toàn khác.
Khi phân tích các hệ thống phức hợp, giá trị bán khống không những không
bị trừ ra mà còn được cộng vào giá trị nắm giữ. Mỗi đô-la dùng để định giá
đều thể hiện mối liên kết nhất định giữa các bộ phận trong hệ thống. Mỗi
đồng đô-la đó còn tạo ra sự liên lập nhất định. Nếu một bộ phận thất bại,
những gì khởi điểm như giá trị ròng đối với một ngân hàng nào đó sẽ ngay
lập tức trở thành giá trị tổng, bởi vì sự “phòng vệ trước rủi ro” đã không còn.
Về căn bản, rủi ro nằm trong giá trị tổng chứ không phải giá trị ròng. Khi giá
trị tổng tăng thêm 500%, theo lý thuyết rủi ro sẽ tăng 5.000% hoặc cao hơn
bởi vì quan hệ hàm lũy thừa giữa quy mô và cấp độ thảm họa.
Đây là lý do tại sao hệ thống tài chính đã sụp đổ ngoạn mục trong năm
2008. Các khoản vay thế chấp dưới chuẩn cũng giống các bông tuyết khởi
động cho một trận lở tuyết lớn. Thực ra tổn thất từ các khoản vay này là
chưa đến $300 tỷ, không lớn nếu so với tổng thiệt hại của cơn hoảng loạn.
Tuy nhiên, khi tuyết bắt đầu lở, nó cuốn trôi mọi thứ trên đường đi và toàn
bộ hệ thống ngân hàng nằm trong tình trạng rủi ro. Khi tính đến tổn thất từ
các công cụ phái sinh và những thứ khác, tổng thiệt hại lên đến hơn $6 nghìn
tỷ, tức là cao hơn rất nhiều so với thiệt hại từ tín dụng dưới chuẩn. Bởi vì
không xem xét các động cơ của tình trạng tới hạn và không đo lường quy
mô, nên các cơ quan điều tiết “không biết thảm họa sắp xảy ra” và các quan
chức ngân hàng liên tục “kinh ngạc” trước độ nghiêm trọng của sự việc. Các
nhà điều tiết và giới ngân hàng đang sử dụng các công cụ sai lầm và các
thước đo sai lầm.
Không may là họ vẫn chưa thay đổi.
Khi một hệ thống tự nhiên đã đến điểm tới hạn và sụp đổ sau khi chuyển
pha, nó sẽ đi qua một số quy trình giản đơn khác để tự thu hẹp quy mô, và
cũng là giảm rủi ro trước những biến cố rủi ro lớn khác. Điều này không
đúng đối với các hệ thống phức hợp nhân tạo. Sự can thiệp của chính phủ