“Jim, tôi nghĩ là Mỹ phản đối thỏa thuận của chúng tôi với Nhật, và xin
nói thẳng là chúng tôi chán đến tận cổ cái cách mà người Mỹ sử dụng vị thế
ưu thắng của họ trong hệ thống thương mại dựa trên đồng đô-la rồi. Chúng
tôi có phương án tốt hơn. Chúng ta thừa biết rằng không có đồng tiền nào
của chúng ta hiện nay sẵn sàng soán ngôi đồng đô-la Mỹ. Nhưng mà vàng
vẫn luôn là loại tiền tốt nhất. Việc thế giới sẽ chuyển sang một hình thức nào
đó của Bản vị vàng chỉ là vấn đề thời gian. Người đầu tiên tiến hành thay
đổi sẽ có lợi thế lớn sau này. Nước đầu tiên chuyển sang dùng vàng sẽ sở
hữu loại tiền tệ duy nhất mà các nước đều mong muốn. Và đây là đề nghị
của chúng tôi.”
Steve trao cho tôi một văn bản, làm lại từ thông cáo báo chí mà tôi đưa
cho anh ấy tại nhà hàng ở Darien tuần trước. Toàn bộ kế hoạch đều ở trong
đó: một loại tiền tệ mới được đảm bảo bằng vàng, một ngân hàng phát hành
ở London, khả năng mở rộng cung ứng loại tiền tệ mới bằng cách ký gửi
vàng, việc áp dụng luật của Thụy Sĩ và Anh, các công cụ thanh toán và bù
trừ và một thị giá thực. Nga sẽ yêu cầu việc thanh toán bằng loại tiền tệ mới
đối với các khoản xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên sắp tới. Đồng đô-la sẽ bị
dẹp sang một bên.
Steve nói tiếp, “Chúng tôi có thể thực hiện một mình, nhưng tình hình có
vẻ khả quan hơn nếu có sự tham gia của Trung Quốc và những nước khác.
Càng nhiều nước tham gia vào kế hoạch này thì Mỹ càng khó chống đỡ.
Trung Quốc cũng có thể làm điều tương tự đối với hàng hóa sản xuất trong
nước, giống như những gì mà chúng tôi sắp thực hiện với nguồn dầu mỏ và
khí đốt của chúng tôi. Các anh sẽ hợp tác với chúng tôi chứ?”
“OK, hãy để tôi quay về đội Trung Quốc và báo anh biết sau,” tôi nói.
“Tôi không được ủy quyền đồng ý bất cứ đề nghị nào. Tôi chỉ đến và nhận
thông điệp. Chúng tôi sẽ thảo luận và sẽ gọi thông báo kết quả với anh.”
Quay trở lại phòng thủ đô Trung Quốc, các đồng đội của tôi vẫn đang cần cù
thảo luận về giải pháp đối với kịch bản đặt ra. Xu hướng chung là không
phản ứng gì cả. Thỏa thuận về tài nguyên thiên nhiên giữa Nga và Nhật
không chỉ ảnh hưởng đến hai bên mà còn tác động đến cả châu Âu, trong
chừng mực mà việc này dẫn đến việc sụt giảm lượng cung ứng khí đốt của