PHẦN KẾT LUẬN
Lộ trình của đồng đô-la là không bền vững và do đó đồng đô-la sẽ không
ổn định lâu dài. Sau cùng thì đồng đô-la hoặc sẽ tham gia vào một tập hợp
các loại tiền tệ dự trữ, hoặc lệ thuộc vào SDR, hoặc được củng cố bởi vàng
hoặc sa sút trong tình trạng hỗn loạn – khả năng khôi phục hoặc bị xóa sổ
sau tình hình hỗn loạn đều có thể xảy ra. Trong bốn khả năng như trên, việc
sử dụng nhiều loại tiền tệ dự trữ là khó có thể xảy ra nhất, bởi vì phương
pháp này không giải quyết được vấn đề nợ và thâm hụt, nó chỉ đơn thuần là
dịch chuyển khó khăn từ quốc gia này sang quốc gia khác theo lộ trình tiếp
diễn của các cuộc chiến tranh tiền tệ dạng cổ điển. Giải pháp đồng SDR hiện
đang được một số nhân vật trong giới tinh hoa toàn cầu đề xuất – họ thuộc
nhóm các Bộ trưởng Tài chính G20 và các nhà quản lý của IMF, nhưng xét
tới mức độ SDR đơn thuần chỉ là tiền tệ quốc tế thay thế cho các loại tiền tệ
khác thì giải pháp này vẫn có rủi ro: bản thân SDR bị chối bỏ và sớm muộn
cũng có bất ổn. Sự trở lại chế độ Bản vị vàng sau khi được nghiên cứu kỹ và
triển khai một cách chuyên nghiệp có thể mang đến cơ hội ổn định tốt nhất,
nhưng giải pháp này lại không được giới học thuật đánh giá cao vì trong các
cuộc tranh luận hiện nay thì người ta không coi đây là điều khả thi. Như vậy
khả năng xảy ra tình trạng hỗn loạn là rất cao. Tuy nhiên, ngay trong tình
trạng hỗn loạn thì vẫn còn cơ hội thứ hai để quay lại với vàng, bất chấp sự
trở lại này diễn ra theo một cách thức bất ngờ và chưa được nghiên cứu. Sau
cùng thì vẫn là sự hỗn loạn, rồi mọi chuyện càng tệ hơn.
Sự sụp đổ của đồng đô-la có lẽ là thảm họa lớn cho chính đồng tiền này
hoặc cũng có thể là một sự kiện trong quá trình sụp đổ của cả một nền văn
minh lớn hơn. Sự sụp đổ có thể chỉ là bằng chứng cho việc phản ứng lại tình
trạng dư thừa tiền giấy quá mức, hoặc có thể là một cột mốc trên lộ trình dẫn