CÁC CUỘC CHIẾN TRANH TIỀN TỆ - Trang 5

khối lượng cung tiền khổng lồ với số lượng cố định của lượng vàng khả
dụng. Những người Mỹ đã đầu tư vào vàng sẽ phải đối mặt với mức thuế
90% đánh vào “các khoản lợi nhuận mới từ trên trời rơi xuống”, thuế này
được áp dưới danh nghĩa là sự công bằng. Vàng của châu Âu và Nhật Bản
hiện nay được cất giữ tại New York sẽ có thể được quốc hữu hóa và chuyển
đổi để phục vụ cho Chính sách đô-la mới. Không nghi ngờ gì nữa, người
châu Âu và Nhật Bản sẽ được nhận các tờ biên nhận số lượng vàng trước
đây của họ, có thể chuyển đổi thành tiền đô-la mới theo một mức giá cao
hơn.

Theo cách chọn lựa khác, Tổng thống có thể tránh không quay lại với

vàng mà sử dụng một loạt các hoạt động kiểm soát vốn cùng với sự sáng tạo
ra một đồng tiền toàn cầu từ IMF nhằm khôi phục thanh khoản và ổn định
tình hình. Vụ giải cứu trên quy mô toàn cầu này của IMF sẽ không dùng
đồng đô-la cũ – loại tiền không thể chuyển đổi được – mà phải là một loại
tiền toàn cầu mới được phát hành, gọi là đồng SDR. Cuộc sống sẽ tiếp diễn,
nhưng hệ thống tiền tệ quốc tế sẽ không bao giờ giống như trước kia.

Đây không phải là sự tiên đoán quá lời. Điều này đã từng lặp đi lặp lại

trong quá khứ: các loại tiền giấy sụp đổ, tài sản bị đóng băng, vàng bị sung
công và hoạt động kiểm soát vốn được áp đặt. Hoa Kỳ không được “miễn
dịch” với các động thái này; thực ra nước Mỹ đã từng biện hộ nhiều cho việc
giảm giá đồng đô-la từ thập niên 1770 đến thập niên 1970, thông qua giai
đoạn Cách mạng, thời Nội chiến, Đại khủng hoảng và siêu lạm phát thời
chính quyền Carter. Việc đồng tiền không sụp đổ trong một thế hệ chỉ mang
hàm ý rằng sẽ có sụp đổ trong tương lai. Đây không phải là vấn đề dự đoán
– hiện đã có đủ các điều kiện tiên quyết.

Ngày nay, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed), dưới sự lãnh đạo của Chủ

tịch Ben Bernanke, đang chơi một canh bạc lớn nhất trong lịch sử tài chính.
Bắt đầu từ năm 2007, Fed đã tranh đấu không để suy sụp nền kinh tế bằng
cách cắt giảm các mức lãi suất ngắn hạn và cho vay tự do. Cuối cùng, các
mức lãi suất về zero, và Fed dường như đã “hết đạn”.

Sau đó, trong năm 2008, Fed đã tìm thấy một “viên đạn mới”: nới lỏng

định lượng (quantitative easing). Trong khi Fed mô tả chương trình này là sự

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.