đơn giản bằng cách đánh thuế nhập khẩu 9.000USD trên một chiếc xe nhập
từ Đức, điều này sẽ nâng giá xe hơi tại Mỹ từ 33.000USD lên 42.000USD
ngay cả khi tỷ giá EUR/USD chỉ là 1,1. Thực tế thì Mỹ đã loại bỏ hoàn toàn
lợi thế của người Đức khi họ phá giá đồng Euro bằng một mức thuế ngang
với lợi thế đó, từ đó loại bỏ luôn lợi thế của đồng Euro trên thị trường Mỹ.
Từ quan điểm của một người lao động làm trong ngành xe hơi Hoa Kỳ thì
đây là điều tốt nhất vì nó vừa bảo hộ được ngành xe hơi Mỹ, vừa cho phép
người lao động này hưởng những ngày nghỉ với mức giá phải chăng ở châu
Âu (do đồng Euro giảm giá nên du khách Mỹ sẽ có lợi hơn khi chi tiêu trong
các kỳ nghỉ ở châu Âu – ND).
Chủ nghĩa bảo hộ không chỉ giới hạn ở việc áp thuế mà còn bao gồm cả
những chế tài thương mại khác nghiêm ngặt hơn, chẳng hạn như cấm vận.
Một trường hợp khá nổi tiếng gần đây là vụ đụng độ nhỏ về tiền tệ giữa
Trung Quốc và Nhật Bản. Trung Quốc là quốc gia hầu như kiểm soát toàn
bộ nguồn cung của đất hiếm, tức một số nguyên tố kim loại trong lòng đất,
rất hiếm và khó khai thác nhưng lại vô cùng quan trọng trong quá trình chế
tạo hàng điện tử, xe hơi lai (hybrid) và các ứng dụng công nghệ cao, công
nghệ xanh khác. Đa số trữ lượng đất hiếm thuộc Trung Quốc, còn Nhật là
nước sử dụng chính loại nguyên liệu này để sản xuất hàng điện tử và xe hơi.
Tháng 7/2010, Trung Quốc tuyên bố cắt giảm 72% sản lượng xuất khẩu đất
hiếm, có tác dụng làm suy giảm ngành chế tạo của Nhật và những nước khác
đang phụ thuộc vào nguồn cung loại nguyên liệu này từ Trung Quốc.
Ngày 07/09/2010, một tàu đánh cá Trung Quốc va chạm với một tàu tuần
duyên của Nhật ở một vùng đảo xa trong phạm vi vùng biển Hoa Đông, vốn
đang bị tranh chấp giữa hai nước. Khi tàu tuần duyên Nhật bắt giữ viên
thuyền trưởng tàu đánh cá, phía Trung Quốc đã phản đối dữ dội, yêu cầu
phía Nhật thả ngay người bị bắt và đưa ra lời xin lỗi chính thức. Khi những
yêu cầu này không được thực hiện ngay lập tức, Trung Quốc đi xa hơn tuyên
bố cắt giảm sản lượng đất hiếm hồi tháng Bảy và đình chỉ mọi lô hàng xuất
đất hiếm qua Nhật, khiến các nhà sản xuất Nhật khó khăn. Qua ngày
14/09/2010, Nhật Bản phản ứng bằng việc bất thình lình phá giá đồng Yen
trên thị trường tiền tệ quốc tế: đồng Yen Nhật giảm 3% so với đồng Nhân