CÁC CUỘC CHIẾN TRANH TIỀN TỆ - Trang 51

(bán cho người mua sau cùng – ND) mà còn tới mọi loại tiền tệ của các giao
dịch đầu vào và giao dịch trong chuỗi cung ứng. Một quốc gia phá giá đồng
nội tệ có thể thấy hàng hóa của họ được bán ra nước ngoài với giá rẻ hơn,
nhưng chính họ lại bị ảnh hưởng xấu khi cần phải có nhiều nội tệ hơn để
mua nhiều loại nguyên liệu đầu vào khác nhau (vì nội tệ giảm giá nên sẽ bị
thiệt hại khi nhập khẩu – ND
). Khi một quốc gia sản xuất vừa có doanh số
xuất khẩu cao vừa có doanh số nhập khẩu nguyên liệu và phụ tùng cao để
sản xuất ra những hàng hóa xuất khẩu của họ, giá trị đồng nội tệ có thể
không ảnh hưởng nhiều tới xuất khẩu ròng (X – M) so với các yếu tố khác
như chi phí lao động, thuế suất thấp và cơ sở hạ tầng tốt của nền kinh tế.

Chi phí đầu vào gia tăng không phải là bất lợi duy nhất của việc phá giá

tiền tệ. Mối quan ngại lớn hơn, nhãn tiền hơn là sự phá giá trả đũa. Chúng ta
cùng xem lại ví dụ về giá xe hơi Đức ở mức 30.000EUR khi tính giá bằng
USD sẽ giảm từ 42.000USD xuống 33.000USD khi đồng Euro bị giảm giá
từ 1EUR ăn 1,4USD xuống chỉ còn 1,1USD. Làm sao mà nhà sản xuất xe
hơi Đức có thể yên tâm rằng tỷ giá sẽ luôn ở mức thấp như vậy? Nước Mỹ
có thể bảo vệ ngành xe hơi nội địa của họ bằng việc làm giảm giá đồng đô-la
so với đồng Euro, đẩy Euro từ mức 1,1USD lên mức 1,4USD. Điều này có
thể thực hiện được qua việc Mỹ giảm lãi suất đô-la Mỹ, khiến đồng tiền này
kém hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư quốc tế, hoặc đơn giản là in thêm
tiền để làm giảm giá đô-la Mỹ. Cuối cùng, Mỹ cũng có thể can thiệp trực
tiếp vào thị trường tiền tệ bằng cách bán USD và mua vào EUR để điều
chỉnh tỷ giá EUR/ USD trở lại mức mà họ mong muốn. Nói gọn lại, tuy việc
phá giá đồng Euro có thể có lợi ích ngay tức khắc và trong ngắn hạn, chính
sách này sẽ mau chóng phản tác dụng nếu một đối thủ mạnh mẽ như Mỹ
quyết định phá giá trả đũa.

Đôi khi những hành động phá giá cạnh tranh không có hồi kết, khi mỗi

bên đều có lợi thế tạm thời, không bên nào chịu nhượng bộ lợi thế lâu dài
cho đối phương. Khi ấy, để tiếp tục bảo vệ các nhà sản xuất trong nước, cần
có một công cụ “nặng ký” hơn, đó là chủ nghĩa bảo hộ (protectionism) dưới
hình thức thuế quan, cấm vận hay những hàng rào khác đối với thương mại
tự do. Lấy cùng một ví dụ về ngành xe hơi, nước Mỹ có thể trả đũa một cách

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.