Tính hợp lý của sự tương phản giữa hành vi đáp ứng và hành
vi có hiệu lực
Dù sự phân biệt giữa điều kiện có hiệu lực và các phản ứng cổ điển (đối
phó) đã trở thành truyền thống, đưa ra được hai hình thức huấn luyện dựa
trên các quy luật hay các nguyên tắc khác nhau, nhưng tầm quan trọng và
tính hợp lý của sự tương phản này vẫn là một vấn đề nghiêm túc. Clark
Hull (cùng với các thí nghiệm của ông được nhắc đến từ trước) đề nghị
những điều được gọi là học thuyết củng cố một nhân tố trong đó không có
sự phân biệt then chốt giữa tạo điều kiện cổ điển và có hiệu lực. Trong
nhiều năm, phương thức nghiên cứu nhân tố này đã bị gác sang một bên và
được Terrace (1973) trình bày lại, mở rộng thêm. Lý lẽ cơ bản là sự khác
biệt duy nhất giữa tạo điều kiện có hiệu lực và cổ điển nằm trong phương
pháp gợi ra các phản ứng ban đầu và tính tự nhiên của phản ứng khi nó
được ghi lại. Các nguyên tắc thực sự của huấn luyện và củng cố nhấn mạnh
hai loại điều kiện giống hệt nhau. Do đó, sự khác biệt thực sự duy nhất giữa
tạo điều kiện có hiệu lực và cổ điển đó là cách sử dụng các phương pháp
thực nghiệm. Trong suốt quá trình diễn biến của điều kiện có hiệu lực vẫn
thường có một số bằng chứng cho thấy sự có mặt của điều kiện cổ điển, đó
là khi các tác nhân củng cố gợi ra những phản ứng xuất hiện trạng thái đề
phòng sự củng cố. Ví dụ, con chó được tạo điều kiện ấn vào then chắn để
có thức ăn (điều kiện có hiệu lực) cũng có thể bắt đầu chảy nước miếng.
Tương tự, các thủ thuật điều kiện cổ điển thường đi kèm với các phản ứng
điều kiện có hiệu lực vốn đã trở thành mối liên kết với CS (sự kích thích có
điều kiện). Nếu các cuộc nghiên cứu có thể làm lu mờ nhiều hơn sự tương
phản giữa điều kiện có hiệu lực và cổ điển, thì cũng không làm giảm giá trị
quan điểm của Skinner và trên thực tế, có thể làm phát triển các quy luật
hành vi trong các nghiên cứu có hiệu lực, thường áp dụng nhiều hơn trong
các tình huống điều kiện cổ điển.