CẤU TRÚC CỦA MỘT HỌC THUYẾT
Mục đích chính của chúng tôi không chỉ là đưa ra thảo luận chi tiết về
các thuyết nhân cách trọng yếu mà còn đánh giá các học thuyết và so sánh
những điểm trọng tâm của chúng. Đầu tiên, chúng ta chỉ quan tâm đến học
thuyết có tính khoa học là gì và không phải là gì. Khi trong đầu đã xuất
hiện ý niệm về những đặc tính của cấu trúc, chúng ta sẽ được chuẩn bị tốt
hơn để thảo luận và tìm hiểu những học thuyết đặc trưng.
Mỗi ngành khoa học đều có nhiều học thuyết khác nhau. Vì không có
một định nghĩa nào xác định rõ lĩnh vực của sự nỗ lực nghiên cứu, để trở
thành một ngành khoa học, phải có những học thuyết, cho nên chúng ta có
thể hỏi tại sao các hiện tượng xây dựng trên học thuyết lại tràn ngập tất cả
các ngành khoa học. Câu trả lời có thể nằm trong định nghĩa của học thuyết
khoa học: là một tập hợp những ý niệm có tổ chức được thiết kế để liên kết
sự tiên đoán và giảng nghĩa trong một lĩnh vực đặc biệt là quan sát thực
nghiệm. Vì thế, học thuyết đáp ứng đồng thời những chức năng của việc tổ
chức và liên kết; mục đích này là nền tảng hữu ích và cần thiết đối với học
thuyết trong khoa học.