NHỮNG CHỨC NĂNG CỦA MỘT HỌC THUYẾT
Chúng ta có thể xem một học thuyết có hai chức năng chủ yếu cùng với
những chi tiết cụ thể đối với sự quan sát thực nghiệm:
1. Một học thuyết cung cấp một khuôn khổ hợp lý cho sự kết hợp và hợp
nhất những quan sát thực nghiệm mà trước đây được xem như hoàn
toàn khác biệt. Những kết quả của một số nghiên cứu được khám phá
từ các nhà khoa học khác nhau có thể thường xuyên xuất hiện bất
đồng. Các nhà lý luận nhận ra rằng, một số nguyên lý được dung làm
nền tảng cho những khám phá mâu thuẫn nhau và hình thành hoặc bắt
đầu hình thành một học thuyết dựa trên những quan sát thực nghiệm
có giá trị.
Dù các nhà lý luận phải thu thập bằng chứng nghiên cứu càng nhiều
càng tốt nhưng họ cũng phải tuân theo nguyên lý tiết kiệm tư duy, một
luận điểm cho rằng, một học thuyết nên giải thích những hiện tượng
được quan tâm bằng một cách đơn giản nhất có thể được. Nỗ lực phối
hợp thực hiện để tránh những phức tạp không cần thiết. Tuy nhiên,
chúng ta cũng nhanh chóng chỉ ra rằng việc đánh giá một học thuyết,
việc bám chặt lấy nguyên lý tiết kiệm tư duy khiên ta phải đương đầu
với nhu cầu đáp ứng đầy đủ những gì học thuyết giải thích và tiên
đoán về hiện tượng cần quan tâm. Sự áp dụng nguyên lý tiết kiệm tư
duy có thể bị đưa đi quá xa, đến chỗ là học thuyết sẽ đơn giản nhưng
hầu như là vô ích.
2. Một học thuyết cung cấp và tạo ra, trong khuôn khổ nhất quán hợp lý,
những giả thuyết mới có thể hướng tới việc nghiên cứu thực nghiệm
một cách có hệ thống. Ở đây, học thuyết đóng góp hết mình cho khoa
học, nơi mà những chức năng tổ chức và kết hợp có vai trò rất lớn. Dĩ
nhiên, sự lien kết theo cách tiết kiệm tư duy của những dữ liệu thực
nghiệm đã biết là quan trọng nhưng một ngành khoa học lại tiến bộ
chủ yếu thông qua quá trình bổ sung và kết hợp không ngừng những
quan sát mới. Một học thuyết cung cấp một cấu trúc hợp lý qua đó