Mệnh đề và tiên đoán
Một chức năng của học thuyết là tiên đoán trước những hiện tượng nào
đó. Chúng ta có thể xác định hai kiểu mệnh đề được sử dụng để thực hiện
chức năng đoán trước. Đầu tiên, giả thuyết là một tiên đoán tương đối đặc
trưng về một mối quan hệ thực nghiệm nào đó. Giả thuyết thường được
hình thành từ mối liên kết giữa học thuyết và dữ liệu. Loại mệnh đề thứ hai,
định đề, là sự trình bày tổng quát hơn về các mối quan hệ với những gì mà
học thuyết có lien quan. Thông thường, có vài định đề trong một học thuyết
đã truyền đạt, và một số giả thuyết đặc trưng thường có khả năng bắt nguồn
từ những định đề đơn hoặc kết hợp nhiều định đề.
Những mệnh đề của học thuyết thể hiện ba chức năng quan trọng. Đầu
tiên, chúng trình bày những mối quan hệ chức năng giữa những biến. Thứ
hai, thông qua các giả thuyết, một học thuyết có thể được kiểm tra. Nếu
những định đề không thể kiểm tra lại được chấp nhận rộng rãi thì học
thuyết tồn tại trong sự mơ hồ khoa học. Từ đó, không thể xác định được
những định đề của học thuyết có tính thực nghiệm hay không. Thông
thường, một học thuyết có khả năng đưa ra nhiều giả thuyết thì có thể dễ
dàng kiểm tra, đánh gái và nếu cần thiết, có thể bổ sung và triển khai. Chức
năng cuối cùng của mệnh đề là, liên kết những quan sát của các mối quan
hệ thực nghiệm không nhìn thấy trước đó. Với chức năng này, giả thuyết
cho phép học thuyết thực hiện chức năng mở rộng kiến thức khoa học của
nó.