CÁC HỌC THUYẾT VỀ NHÂN CÁCH - Trang 314

CÁI TÔI TRONG HỌC THUYẾT HIỆN ĐẠI

Trong các học thuyết đầu tiên về triết học và tâm lý học, thuật ngữ cái tôi

(hay bản sao của nó) có khuynh hướng định rõ một “người nhỏ bé” hay
người lùn được cho trú ngụ trong linh hồn, tâm trí hay tinh thần quy định
hành vi và nhân cách. Các học thuyết về cái tôi thông dụng không đúng
như thế. Khái niệm về cái tôi được dùng làm cấu trúc học thuyết phát triển
ở mức độ cao. Nó thường được đưa ra một định nghĩa: bằng lời nghe có vẻ
khoa học và có tính thận trọng, thường là một hay nhiều định nghĩa được
dùng nhiều hơn. Cấu trúc này được tiếp nhận hoàn toàn đặc biệt trong học
thuyết của Rogers, nơi nó được xác định hoạt động và được đưa ra điều tra
theo kinh nghiệm một cách khá nghiêm ngặt.

Hall và Lindzey (1957) đã lưu ý, thuật ngữ cái tôi được cho hai nghĩa

khác nhau rõ rệt trong học thuyết hiện đại. Định nghĩa cái tôi (như khách
thể)
mô tả cái tôi như một thực thể hay đối tượng trong lĩnh vực kinh
nghiệm. Đó là quan điểm hay nhận thức của cá nhân về chính bản thân
mình – sự phân tích và tổng hợp của cá nhân đó về cá tính riêng của chính
mình. Mặt khác, định nghĩa cái tôi (như là một quá trình) xem bản thân là
một nhóm các quá trình tâm lý, thường dùng để tổ chức và hợp nhất nhân
cách cũng như làm trung gian tương tác với môi trường bên ngoài. Các quá
trình như ý tưởng, sự nhận thức, sự chú ý và ký ức có thể được bao hàm
trong đó. Định nghĩa sau hoàn toàn giống với bản ngã của Freud. Ngoài ra,
cũng có một định nghĩa thứ ba (có thể gọi là định nghĩa về quá trình khách
thể
), trong định nghĩa này cái tôi gồm có chức năng của người nhận thức
bản thân và chức năng quá trình.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.