sự không chắc chắn là liệu nó có được kế thừa hay được học hỏi hay
không. Trong một hai trường hợp, nhu cầu quan tâm tích cực là một nhu
cầu cực kỳ mãnh liệt có thể có uy lực hơn cả quá trình đánh giá tổ chức cơ
thể trong việc kiểm tra kinh nghiệm. Từ nhiều kinh nghiệm lặp lại về việc
làm thất bại và sự thỏa mãn nhu cầu quan tâm tích cực qua những tương tác
liên ngôi vị, cá nhân phát triển khả năng học hỏi đối với kinh nghiệm và
thỏa mãn nhu cầu quan tâm độc lập của người khác. Khi điều này xảy ra, cá
nhân học được nhu cầu quan tâm bản thân, cùng với khả năng thỏa mãn
nhu cầu đó mà không liên quan gì đến người khác trong xã hội.
Sự quan tâm tích cực và quan tâm bản thân có thể trở nên chọn lọc đối
với kinh nghiệm. Tức là, cá nhân có thể đi đến chỗ đánh giá các kinh
nghiệm, không phải dưới dạng sự đóng góp vào khuynh hướng hiện thực
hóa tổ chức cơ thể (qua quá trình đánh giá tổ chức cơ thể) mà về mặt thúc
đẩy sự quan tâm bản thân của kinh nghiệm. Khi một tình huống như thế
xảy ra, cá nhân được cho là đã phát triển các điều kiện của giá trị. Theo lời
lẽ của Rogers,
Khi kinh nghiệm về bản thân bị né tránh (hay được tìm kiếm) một
cách đơn độc chỉ vì nó ít xứng đáng hay xứng đáng được sự quan tâm
về bản thân (nhiều hơn), cá nhân được cho là đã có được một điều kiện
về giá trị. (Rogers 1959, trang 224)
Rogers (1964) cho biết thêm chi tiết về các điều kiện của giá trị, trong
khi trải nghiệm, đứa trẻ biết rằng cái gì thỏa mãn cơ thể có thể bị những
người khác (cha mẹ) đánh giá tiêu cực. Thí dụ, đứa trẻ có thể ăn khi và chỉ
khi đói là thỏa mãn cơ thể. Thế nhưng, cuối cùng cha mẹ của đứa trẻ sẽ làm
nản lòng hành vi này bằng cách chỉ cho ăn trong các giờ được sắp xếp đều
đặn và thậm chí có thể phạt đứa trẻ về việc ăn “trái bữa”. Kết quả của
những cuộc xung đột như thế giữa quá trình đánh giá tổ chức cơ thể với các
giá trị của những người có ý nghĩa khác trong xã hội là có hai sự phát triển
quan trọng diễn ra. Thứ nhất, đứa trẻ có thể bắt đầu nghi ngờ quá trình đánh
giá tổ chức cơ thể, hoạt động của quá trình này có thể gây ra sự bác bỏ hay
sự trừng phạt của người khác. Thứ hai, đứa trẻ biết rằng chỉ bằng cách tuân