toàn thể môi trường. Rogers tóm tắt sự phát triển ban đầu của cái tôi như
sau:
… một phần kinh nghiệm của cá nhân được phân biệt và được biểu
tượng hóa trong sự nhận thức về hữu thể, sự nhận thức về hoạt động.
Nhận thức đó có thể được mô tả là tự kinh nghiệm, [nhấn mạnh vào
nguyên bản] (Rogers 1959, trang 223)
Theo Rogers, cá nhân qua sự tương tác liên tục với môi trường, dần dần
tích lũy liên tục các kinh nghiệm có liên quan đến bản thân. Kinh nghiệm
ban đầu về bản thân trở nên được chi tiết hóa vào trong “dạng khái niệm
nhất quán”, khái niệm cái tôi. Về cơ bản, đó là sự nhận thức của cá nhân về
hữu thể của chính mình, cá tính của chính mình. Do đó, bản thân chủ yếu
với tư cách là khách thể.
Cùng với sự phân biệt của kinh nghiệm để hình thành khái niệm về cái
tôi, Rogers đã mặc nhiên công nhận sự phân biệt của khuynh hướng hiện
thực hóa, trong đó, một phần của khuynh hướng đó được hướng đến hiện
thực hóa bản thân. Do đó, toàn bộ khuynh hướng hiện thực hóa trở nên bị
chia nhỏ thành một khuynh hướng hiện thực hóa tổ chức cơ thể và một
khuynh hướng hiện thực hóa bản thân. Khuynh hướng hiện thực hóa tổ
chức cơ thể tiếp tục biểu tượng hóa mỗi kinh nghiệm trong nhận thức và
thúc đẩy cá nhân nhận thức các khả năng. Mặt khác, khuynh hướng hiện
thực hóa bản thân phấn đấu để duy trì và nâng cao bản thân hơn là toàn thể
tổ chức cơ thể. Ngoài ra, nó thúc đẩy cá nhân duy trì sự nhất quán của khái
niệm về cái tôi. Để hoàn thành các mục đích này, khuynh hướng hiện thực
hóa bản thân phát triển hệ thống kiểm tra của chính mình để đánh giá kinh
nghiệm, một hệ thống có thể hay không thể dẫn tới sự biểu tượng hóa chính
xác các kinh nghiệm trong nhận thức.
Các nhu cầu quan tâm. Cơ sở của cơ chế kiểm tra giác quan về khuynh
hướng hiện thực hóa bản thân nằm trong các nhu cầu quan tâm. Theo sau
sự phát triển khái niệm về cái tôi, cá nhân biểu lộ một nhu cầu được người
khác chấp nhận và đánh giá. Nhu cầu quan tâm tích cực này được mặc
nhiên công nhận là một nhu cầu phổ quát, dù Rogers (1959, 1963) biểu lộ