GIÁO DỤC TOÀN BỘ CON NGƯỜI
Rogers (1974a, 1974b, 1974c) không chỉ áp dụng học thuyết về nhân
cách vào tâm lý trị liệu mà còn vào quá trình giáo dục. Ông quan tâm đến
kết quả của một hệ thống giáo dục chỉ tập trung riêng vào giáo dục nhận
thức, đem lại cho con người một phần kiến thức thực tế. Ông đề nghị một
phương pháp giáo dục tốt hơn hướng tới sự phát triển con người trở thành
những người linh hoạt, thích ứng, cởi mở đối với sự thay đổi, và biết cách
học hỏi. Ông lập luận rằng có thể tiến tới loại giáo dục có tính nhân văn
này bằng cách giới thiệu các kỹ thuật nhằm đạt được sự thay đổi do bản
thân hướng dẫn trong hệ thống. Cuối cùng, học viên sẽ học được từ thầy
giáo về tình cảm cũng như ý tưởng. Do đó, những học viên này sẽ phát
triển đầy đủ với tư cách là một người toàn diện hơn là những học viên chỉ
được hướng đến sự giáo dục về nhận thức.
Một dự án thí điểm giới thiệu và kiểm chứng một số ý tưởng này liên
quan đến giáo dục do Rogers và các đồng nghiệp của ông khởi đầu ở Viện
các ngành khoa học về hành vi phương Tây trong cuối thập niên 1960. Dự
án này được tiến hành chung với Cộng đồng Trái Tim Vô Nhiễm, tiến hành
trong vài giờ ở nhiều trường trung học và một số trường sơ cấp thuộc bang
Los Angeles. Các nhóm chỉ định gồm thầy giáo, phụ huynh, học sinh và
các nhà quản trị được dùng để hướng đến sự cởi mở nhiều hơn và các quan
hệ liên ngôi vị có nghiên cứu kỹ lưỡng về tính hiệu quả của phương pháp
giáo dục này, so sánh những người tham gia nhóm chỉ định với một nhóm
đối chứng tương ứng không liên quan đến những người thuộc nhóm chỉ
định. Kết quả cho thấy có một số tác dụng tích cực và tiêu cực. Nhưng
Rogers kết luận, mục đích quan trọng của dự án là đề xướng sự thay đổi do
bản thân hướng dẫn trong hệ thống, và mục đích đó đã đạt được.