Tính rõ ràng của các cấu trúc quan trọng
Loại phê bình tổng quát thứ hai về học thuyết có nguồn gốc từ quan điểm
về các đặc tính chính thức của học thuyết (cụ thể là Krause 1964), đặc biệt
về tính rõ ràng của các cấu trúc quan trọng.
Có lẽ, cấu trúc quan trọng mà học thuyết của Rogers gặp khó khăn là cấu
trúc về kinh nghiệm. Dù Rogers đã đưa một định nghĩa ban đầu rõ ràng về
kinh nghiệm, nhưng ông sử dụng thuật ngữ này trong học thuyết và xử lý
của ông về kinh nghiệm được đánh giá như thế nào vẫn có thể gây ra nhiều
nghi vấn. Có hai điểm quan trọng. Thứ nhất, Rogers không hoàn toàn chắc
chắn về quá trình mà kinh nghiệm được tiếp nhận. Nói chung, như chúng ta
đã thấy, một kinh nghiệm có thể được tiếp nhận và được giải thích vừa
trong ý thức vừa trong tiềm thức. Quá trình tiếp nhận và lý giải trong ý thức
được gọi là tri giác, quá trình tiếp nhận và lý giải trong tiềm thức được gọi
là tiềm tri giác. Theo thực nghiêm, cả hai quá trình được biết là đều có hoạt
động. Những gì không rõ ràng là các hoàn cảnh mà trong đó mỗi quá trình
hoạt động. Rogers lưu ý là “tri giác và sự nhận thức đồng nghĩa với nhau”
(1959, trang 199). Nếu tri giác đồng nghĩa với nhận thức và nhận thức đồng
nghĩa với ý thức, có sự hàm ý trực tiếp là ít nhất một số kinh nghiệm ban
đầu được tiếp nhận trực tiếp trong ý thức. Tuy nhiên, trường hợp này sẽ có
vẻ mâu thuẫn một phần với sự hoạt động của quá trình kiểm tra được mặc
nhiên công nhận và quá trình kiểm tra này bị chi phối bởi các điều kiện của
giá trị. Quá trình này được cho là có thể bóp méo và phủ nhận sự biểu
tượng hóa kinh nghiệm trong ý thức. Sự bóp méo không đưa ra vấn đề nào
vì như một chức năng tập hợp (sự kỳ vọng, và sự đa dạng của các yếu tố
nhân cách), sự bóp méo tri giác là một hiện tượng được nhiều người biết
đến. Nhưng một số kinh nghiệm nhận thức bị phủ nhận hàm ý là quá trình
điều tiết xảy ra ở mức độ tiềm thức. Do đó, kinh nghiệm được tiềm giác
không phù hợp với khái niệm bản thân đang hiện hữu và nó bị nhận thức
phủ nhận. Rogers không chỉ rõ các điều kiện mà kinh nghiệm được tiềm
giác đối lập với kinh nghiệm được tri giác.