tương ứng hiện đại của nó. Giả thuyết về tính hưởng thụ này trình bày đơn
giản rằng con người học những hành vi cho phép họ đạt tới sự vui thú và
tránh đi phiền não. Dưới dạng cơ bản, giả thuyết này có thể được truy
nguyên từ những triết lý Hy Lạp của Plato và Aristotle, triết lý Cyreniac
của Aristippus và trường phái Epicurean. Nó được thấy suốt thời Phục
Hưng trong chủ nghĩa khoái cảm tâm lý của các nhà theo thuyết liên tưởng
và vị lợi người Anh, gồm có Hobbes, Hume, Locke, Bentham, và J. S. Mill.
Và nó xuất hiện một lần nữa trong tác phẩm “Quy Tắc từ Ảnh Hường” –
Law of Effect – của Thorndike (1911). Trong đó cho rằng, về bản chất,
những hành động thỏa mãn sinh ra có thể xảy ra nhiều hơn, và những cái
sinh ra bởi sự bất mãn có thể xảy ra ít hơn, được lặp lại (có nghĩa là được
học). Trong lý luận theo phong cách hiện đại, giả thuyết ủng hộ chủ trương
rằng chỉ có duy nhất những hành động này sinh ra bởi sự thu hẹp ham
muốn (hài lòng, thỏa mãn) sẽ được học. Tác nhân củng cố sau này được
định nghĩa trong nhiều học thuyết cũng như bất cứ một điều gì là khi nó
theo sau một hành động hoặc một phản ứng, nó có thể làm gia tang khả
năng xảy ra phản ứng đó.
Giả thuyết thứ hai về quá trình học hỏi trình bày rằng, việc không tán
thưởng hoặc không ủng hộ quan trọng cho quá trình học hỏi nhưng sự quan
hệ mật thiết về thời gian của kích thích và đáp ứng mới có tầm quan trọng
hơn. Những người tán thành nguyên lý liên tưởng này chủ trương rằng sự
tán thưởng đó (thu hẹp ham muốn) không là một điều kiện cần thiết cho
việc học hỏi. Nếu sự ủng hộ giúp đỡ cho quá trình học hỏi, cũng chỉ vì chủ
thể ủng hộ mở đầu cho một tình huống mới và tình huống đó ngăn ngừa
cấu hình kích thích – đáp ứng cho việc học một cách liên tưởng khỏi tình
trạng dốt nát. Dù một số nhà lý luận sử dụng hoặc ủng hộ giả thuyết liên
tưởng theo nguyên tắc loại trừ, có những người khác lại mặc nhiên công
nhận hoàn toàn rõ ràng trong cùng một học thuyết sự hoạt động của cả hai
nguyên lý.
Cách xử lý thứ ba, đối với việc tìm hiểu nhân cách được học như thế nào,
chỉ rõ rằng quá trình bắt chước, đồng nhất hóa, tạo khuôn là trung tâm của