sự phát triển nhân cách. Sự học hỏi diễn ra khi đứa trẻ quan sát một người
lớn hoặc một đứa trẻ lớn tuổi hơn đang tiến hành một số hành vi và sau đó
hoặc vào dịp nào đó, nó sẽ bắt chước lại hành vi này.
Vấn đề thứ hai đặt ra là, nhân cách được phát triển như thế nào. Ngay
cả những học thuyết được thừa nhận, nhưng cơ chế của sự học hỏi
cũng có thể bất đồng nhau về việc nhân cách phát triển suôn sẻ và liên
tục, hay đứt quãng thành các bước hoặc các giai đoạn rời rạc một cách
có liên quan. Những quan điểm gần đây mặc nhiên công nhận những
giai đoạn thông thường phát triển liên tục theo một trật tự thời gian
nghiêm ngặt, với những sự kiện đặc trưng và quá trình phát triển diễn
ra tại mỗi giai đoạn. Toàn bộ các giai đoạn có thể gồm trong những
năm thơ ấu, hoặc nhiều giai đoạn được triển khai suốt tuổi thiếu niên
và ngay cả vào tuổi trưởng thành. Một nhà lý luận nào đó công nhận
những giai đoạn đặc thù có thể dựa trên: ① quá trình trưởng thành về
sinh lý; ② quá trình trưởng thành về tâm lý; ③ sự xuất hiện của
những tình huống học hỏi đặc trưng; ④ một quá trình học hỏi mang
tính xã hội; hoặc ⑤ kết hợp của những cái trên. Mặt khác, những quá
trình lien có thể phụ thuộc hoàn toàn, một giai đoạn xuất hiện hoàn
toàn phụ thuộc vào sự hoàn thiện của quá trình trước đó; phụ thuộc
một phần vào mỗi giai đoạn bị các sự kiện của những giai đoạn ban
đầu tác động (ví dụ như sự học hỏi) hoặc những giai đoạn sớm hơn;
hoặc độc lập hoàn toàn.
Và vấn đề được đặt ra là có hay không một tập hợp của những nguyên lý
phát triển trọng yếu có thể giải thích cho sự phát triển lien tục của nhân
cách từ lúc sinh ra cho đến trưởng thành. Một số nhà lý luận đề nghị rằng
nhân cách của một người trưởng thành thể hiện sự liên tục; những người
khác lại đề xuất rằng, nhân cách của người trưởng thành không liên tục độc
lập tương đối với những quá trình phát triển thời thơ ấu.
Điểm phân biệt trọng yếu thứ tư của những học thuyết nhân cách là tầm
quan trọng của những kinh nghiệm sống ban đầu trong quá trình phát triển
nhân cách. Một số nhà lý luận đặt nặng tầm quan trọng về kinh nghiệm ban