Sự kích thích trung tâm
Mối quan tâm của Miller đối với việc giảm xung năng dẫn đến việc ông
bắt đầu những thí nghiệm liên quan đến sự kích thích của trí nào và vai trò
của não trong việc thúc đẩy, học hỏi. Báo cáo của Miller tại khoa tâm lý
thực nghiệm của Hội Tâm lý Mỹ (năm 1953) đã đưa ra công trình đầu tiên,
được xuất bản năm sau đó (Delgado, Roberts và Miller 1954), trong đó
trình bày sự kích thích của những vùng não đặc biệt có thể dẫn đến việc
học hỏi. Đặc biệt, Miller và đồng nghiệp của ông đã kích thích bộ não của
những con mèo thí nghiệm bằng cách thoát khỏi một ngăn để sang ngăn
bên kia của một cái hộp hai ngăn, khi sự kích thích não chỉ được thực hiện
trong ngăn thứ nhất. Kết quả này và những kết quả khác cho thấy, một phản
ứng tình cảm giống như nỗi sợ hãi được quyết định bởi kích thích não bộ
và vùng não bị kích thích cần thiết để tạo ra phản ứng. Cùng năm đó, tác
phẩm của Miller được phát hành, Olds và Milner (1954) cho biết kích thích
điện ở những vùng khác của não sẽ củng cố phản ứng nhấn then chắn cửa
của chuột. Tình huống thí nghiệm đó là, con chuột tuyệt nhiên không bị lấy
mất thức ăn, nước hay những thứ khác nhưng có thể tự mình thực hiện
những dòng điện đối với não bằng cách ấn xuống then chắn cửa. Con chuột
không chỉ ấn then cửa gây kích thích não mà còn ở tốc độ ngày càng tăng,
sau này được báo cáo là tốc độ cao ở mức 7000 phản ứng một giờ (Olds
1958). Nghiên cứu của Olds và Milner cho thấy, họ đã định vị được những
trung tâm phản ứng trong não.
Kết quả những nghiên cứu kích thích não của Olds và Milner, những kết
quả khác đã được sử dụng để chứng minh rằng giả thuyết giảm xung năng
có thể không thích hợp. Tuy nhiên, những kết quả lũy tích của nhiều cuộc
nghiên cứu về kích thích não đã được thực hiện từ các nghiên cứu ban đầu
không ủng hộ cũng không bác lại giả thuyết giảm xung năng một cách dứt
khoát.