CÁC HỌC THUYẾT VỀ NHÂN CÁCH - Trang 400

Học các phản ứng thuộc bản năng

Những triệu chứng căng thẳng thần kinh thay đổi từ việc một sinh viên

đại học trong một cuộc thi khó đổ mồ hôi tay, cho đến bệnh lở loét của một
giám đốc bị quấy rầy, và về cơ bản là những ảnh hưởng từ sự căng thẳng
tâm lý liên quan đến sự sợ hãi cao độ của bản năng. Dollard và Miller
(1950) cho rằng, những tác động tâm lý này trong chừng mực nào đó là
bẩm sinh và trong một chừng mực nào đó là những phả ứng có điều kiện cổ
điển đối với xung năng cao độ. Việc giới hạn những phản ứng có điều kiện
này, hạn chế đáng kể việc học hỏi cách hiểu những rối loạn của chứng căng
thẳng thần kinh. Kết quả là, Miller (1969, 1972, tháng 11) sau đó đã chỉnh
sửa lại học thuyết về triệu chứng học căng thẳng thần kinh, qua đó cho biết
những phản ứng có điều kiện có thể quan sát được, có ý nghĩa quan trọng
trong quá trình phát triển của nhiều triệu chứng căng thẳng thần kinh. Học
thuyết này trái ngược với những quan sát ban đầu của Skinner (1938/1955)
và của những người khác rằng những cơ quan nội tạng (như tim và thận)
không thể phản ứng có điều kiện một cách có hiệu quả (về mặt phương
tiện), vì chúng không nằm trong sự điều khiển chủ động. Miller (1969) đã
tiến hành một loạt các thí nghiệm thú vị cho thấy có thể tạo điều kiện để
nhịp tim, huyết áp, chức năng thận và những quá trình khác trong cơ thể có
thể đo được. Tuy nhiên, nghiên cứu sau đó (Miller 1972, tháng 11) đã
không thành công trong việc khắc phục những kết quả ban đầu. Cuộc
nghiên cứu của nhiều nhà lý luận trong lĩnh vực liên hệ phản hồi sinh học
đã chỉ ra rằng có thể tạo ra một mức độ nào đó khả năng tự điều khiển của
những chức năng nội tạng nhất định, nhưng dường như không có những
phản ứng có điều kiện thực sự, trực tiếp và có thể quan sát được của các cơ
quan nội tạng có liên quan (Runck, 1980).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.