Xung đột, sự chuyển dịch và liệu pháp tâm lý
Lúc đầu, mô hình xung đột được trình bày dựa vào số lượng đáng kể các
cuộc nghiên cứu, hầu hết là được ủng hộ. Trong phương pháp của Miller có
liên quan đến mâu thuẫn là khái niệm chuyển dịch, có nghĩa là, như trong
học thuyết phân tâm học, là sự thay thế một đối tượng mới của xung năng
khi mà đối tượng ban đầu không còn hiệu lực nữa. Miller đề nghị khái niệm
chuyển dịch có thể được giải thích bằng thuyết học hỏi như là sự tổng hợp
tác nhân kích thích. Dựa trên quan điểm này, Miller (1944, 1949) đã phát
triển mô hình chuyển dịch song song với mô hình xung đột của ông.
Nghiên cứu đầu tiên được thực hiện để kiểm tra mô hình chuyển dịch
(Miller và Bugelski 1948) làm rõ quan điểm của ông về sự chuyển dịch và
cung cấp một ví dụ thực nghiệm thích hợp. Trước và sau khi bị buộc phải
bỏ một hoạt động xã hội yêu thích, những cậu học sinh da trắng tại một trại
hè đã hoàn toàn một bảng câu hỏi liên quan đến những thái độ đối với
người Nhật và người Mexico. Người ta thấy rằng thái độ đối với những
nhóm người thiểu số này tiêu cực hơn nhiều khi việc hoàn thành bảng câu
hỏi tiếp theo sau là tâm trạng thất vọng vì đã bỏ lỡ một hoạt động xã hội.
Phản ứng này được hiểu như là sự chuyển dịch đối với những nhóm thiểu
số có thái độ thù nghịch do những người điều tra ý kiến gây ra bằng cách
ngăn những cậu bé này từ bỏ hoạt động đó. Nhiều nghiên cứu khác đã đưa
ra những thừa nhận khác nhau về mô hình này (Miller và Kraeling 1952;
Murray và Miller 1952).