nhưng nó lại không chỉ rõ cấu trúc và tổ chức của nhân cách như được thấy
trong khái niệm của Freud như xung đột bản năng, bản ngã và siêu ngã, hay
như tiềm thức chung và riêng của Jung, hay khái niệm cái tôi và thực thể
trong học thuyết của Rogers.
Sự không thỏa đáng của phương pháp sinh vật học. Trong quá trình nhấn
mạnh đến bản chất của hành vi và nhân cách được học hỏi, học thuyết học
hỏi có lẽ rất ít chú ý cơ chế sinh vật học. Mặc dù những xung năng đầu tiên
và những phản xạ là một phần trong học thuyết Dollard và Miller, nhưng
nền tảng sinh vật học rất nhỏ này đối với hành vi có thể không hình thành
một phương pháp thích hợp của những nhân tố tâm lý. Dù lý luận học
thuyết họ công bố một loạt cuộc nghiên cứu rộng lớn trình bày sự liên quan
của học hỏi cho đến sự hình thành nhân cách cũng như sự biểu lộ của một
loạt những hành vi, thì các nhà sinh vật học cũng có thể trình bày tính ứng
dụng của nhiều nhân tố sinh vật học khác nhau cho đến xác định những
hành vi cụ thể. Đặc biệt thú vị là một công trình gần đây trong lĩnh vực di
truyền học hành vi, lĩnh vực mà một tập hợp những kết quả ngày càng có
tính thuyết phục cho rằng nhân tố di truyền có những đóng góp đáng kể đối
với hoạt động chức năng thông thường và bất thường. Cuốn sách nghiên
cứu vĩ đại nhất về bệnh tâm thần phân liệt chỉ rõ rằng nhân tố di truyền
mạnh là nguyên nhân của nhiều trường hợp. Một cuốn sách tương tự được
tóm tắt bởi Slater và Cowie (1971) và những tác giả khác. Những cuộc
nghiên cứu nhỏ hơn đã được thực hiện để tìm hiểu nhân tố di truyền có thể
xảy ra trong những đặc điểm nhân cách “bình thường”. Các ví dụ bao gồm
cuộc nghiên cứu về những cặp sinh đôi anh em giống hệt nhau theo đó có
lời giải thích thêm về sự ảnh hưởng đáng kể của yếu tố di truyền (Shields
1962), và một cuộc nghiên cứu trình bày những mức độ ảnh hưởng của di
truyền khác khác nhau đối với nhiều đặc điểm nhân cách (Dworkin, Burke,
Maher, và Gottesman 1976). Có thể dễ dàng tìm thấy một số cuốn sách liên
quan đến sự ảnh hưởng của di truyền đối với những biến đổi của nhân cách
(PLomn 1989; Shields 1971; Vandenberg 1969).