CÁC HỌC THUYẾT VỀ NHÂN CÁCH - Trang 412

PHƯƠNG THỨC NGHIÊN CỨU CƠ BẢN KHÁC

Nghiên cứu lý thuyết đa số tạo thành các học thuyết nhân cách hoặc có

thể dễ dàng áp dụng vào nhân cách ở một mức độ nào đó dựa vào sự hiểu
biết “những hoạt động bên trong” của con người, là cơ sở cho sự giải thích
thái độ ứng xử và xác định nhân cách của cá nhân. Trong các học thuyết
khác nhau, nhiều cấu trúc đã được dùng để mô tả những hoạt động bên
trong này. Các thuật ngữ như xung động bản năng, bản ngã, siêu ngã, khái
niệm bản thân, vô thức, sự lo âu, và đặc điểm là những cấu trúc quen thuộc
từ những sự định hướng thuộc động lực tâm lý, chủ nghĩa nhân văn, và học
thuyết khác. Ngay cả những thuật ngữ như thói quen, nỗ lực (theo cách
dùng thông thường của nó), và đưa ra các tín hiệu đáp trả cũng là những
cấu trúc, do đó đưa ra những kết luận về các kết cấu và những quá trình bên
trong con người không thể quan sát trực tiếp được. Đối với nhiều triết gia,
các kết luận đó hình như cần thiết. Nếu chúng ta quan sát một người cực kỳ
cáu kỉnh, khó ngủ, người đó thấy cần rửa tay ít nhất mỗi giờ một lần, và
thường không có hiệu quả trong việc hướng dẫn cuộc đời của mình, theo
một cách nào đó có lẽ cần phải suy luận rằng người này nhiễu tâm và đang
ở tâm trạng lo lắng cao độ. Cả chứng nhiễu tâm lẫn sự lo lắng là những ý
niệm đưa đến những kết luận xa hơn về chức năng của tình trạng hoạt động
bên trong của con người cộng thêm những hình thái của cách ứng xử.

Skinner đã phủ nhận một cách kiên định sự hữu dụng của những thay đổi

nhân cách cũng như chứng nhiễu tâm và sự lo âu hay, vì vấn đề đó (các
thuật ngữ như thói quen) đã xuất hiện trong các học thuyết khác. Thay đổi
nhân cách chỉ đơn giản là những danh hiệu ngôn từ và không cần thiết áp
dụng để chỉ các kiểu hành vi đặc trưng. Những kết luận mà cấu trúc này
đưa ra có liên quan đến các tình trạng nội tại vô hình của con người vốn
không cần thiết, và trên thực tế (về cơ bản) đã làm giảm giá trị đạo đức của
ngành khoa học về hành vi. Nhiều nhà tâm lý tập trung vào việc cố gắng
tìm hiểu chức năng của các hoạt động nội tại trong con người đã thực sự
làm lệch hướng lĩnh vực hành vi của con người (Skinner 1975). Trong cách
tiếp cận và tìm hiểu hành vi của mình, Skinner đã phân tích chức năng của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.