Sự mô phỏng vận động
Yếu tố thứ ba trong tiến trình tạo mô hình là sự mô phỏng vận động thực
sự của một phản ứng được tạo mẫu. Sự mô phỏng vận động đó không tự
động theo sau từ sự chú ý kỹ đến những ám hiệu và ghi nhớ về hành vi
được tạo mẫu. Trên thực tế, các hạn chế về thể chất hay sự hiện diện của
nhiều thành phần nhỏ, khó quan sát trong phản ứng, thường ngăn cản hay ít
nhất làm trì hoãn việc thực hiện phản ứng. Ví dụ, một người hâm mộ môn
bóng chày cuồng nhiệt có thể quan sát nhiều lần một ngôi sao liên đoàn
quan trọng đánh những cú đánh ghi bàn nhưng thấy không thể mô phỏng
hành vi được tạo mẫu. Tổng quát hơn, cá nhân trình bày một khái niệm về
hành vi vận động sau khi xem mô hình và sau đó thực hiện có thể đạt được
gần đúng. Sự cách biệt giữa khái niệm và thực hiện cho biết số lượng và
phương hướng trong đó hành vi phải được thay đổi để thực hiện đạt được
như mong đợi. Có lẽ, các kết quả tốt nhất sẽ đạt được qua tạo mô hình hiệu
chỉnh, trong đó mô hình hay giáo viên nhận dạng những công đoạn thực
hiện khác nhau, tạo mô hình chúng, và cung cấp sự phản hồi cho học viên.
Nhiều kỹ năng khác nhau từ môn quần vợt, môn đánh gôn tới nghệ thuật
kịch và trình độ chơi đàn viôlông diêu luyện có thể được huấn luyện bằng
cách này.