Tâm lý trị liệu
Học thuyết học tập xã hội áp dụng vào liệu pháp tâm lý thì dễ thực hiện.
Về cơ bản, một mô hình thực hiện hành vi lập dị hay mong muốn. Sau đó,
thân chủ quan sát hành vi được tạo mẫu, và cố gắng thực hiện hành vi đó.
Tạo mô hình được áp dụng vào hành vi sợ của người lớn, trong đó mô
hình thực hiện các hoạt động đe dọa mà không trải qua bất kỳ hậu quả có
hại nào. Nhiều biến tấu của phương thức nghiên cứu cơ bản này đã được sử
dụng. Chúng ta lấy ví dụ về người lớn mắc chứng sợ rắn. Trong kỹ thuật
tạo mô hình thang bậc, mô hình có thể từ từ đến gần, chạm thử, và sau
cùng nhặt con rắn lên. Mô hình này được trình bày theo nhiều cách. Cách
trình bày thứ nhất là tạo mô hình thực, trong đó mô hình thể hiện thực; cách
trình bày thứ hai là tạo mô hình biểu tượng, trong đó mô hình ở trên phim
ảnh; và cách trình bày thứ ba là tạo mô hình tham dự, trong đó mô hình trị
liệu phản ứng với con rắn, sau đó từ từ lôi kéo cá nhân vào việc thực hiện
hành vi.
Một số nghiên cứu thành công về kỹ thuật tạo mô hình. Ví dụ tạo mô
hình biểu tượng được dùng để điều trị đối tượng mắc chứng sợ rắn có hiệu
quả tương tự sự gây tê có hệ thống, nhưng tạo mô hình thực thì tốt hơn
nhiều (Bandura, Bianghard, và Ritter 1969). Tổng quát hơn, kỹ thuật tạo
mô hình sử dụng thành công ở trẻ em (Ritter 1968), người lớn (Rimm và
Mahoney 1959) mắc chứng sợ và trong việc phát triển ngôn ngữ hành vi ở
những người bị bệnh tâm thần (Sherman 1965). Bandura (1977b) cho thấy
rằng các cách giải quyết khác nhau thay đổi các hiệu quả của những kỳ
vọng cá nhân và những sự thay đổi hành vi đó tương ứng rất gần với mức
độ tự tác động đến bản thân của cá nhân.