hành vi vô thức ở đầu kia của liên thể. Hartmann cho động cơ ý thức có
tầm quan trọng hơn Freud, ông vẫn nhấn mạnh nhiều vào ảnh hưởng của
các yếu tố vô thức. Tương tự, Jung, khai triển ở mức rộng lớn, và Horney,
Murray (ở mức độ kém hơn) đã mặc nhiên công nhận các động cơ vô thức
quan trọng hơn nữa so với các động cơ mà cá nhân ý thức.
Thuyết định mệnh và tự do ý chí. Ngay khi Freud bác bỏ ý tưởng cho
rằng hành vi do động cơ ý thức quyết định, ông nhấn mạnh là tất cả các
hành vi được quyết định có liên quan đến nhuyễn nhân. Khái niệm tự do ý
chí không lệ thuộc và các quy luật khoa học, đã bị bác bỏ ngay trong phân
tâm học, và tất cả các hành vi được thúc đẩy một cách vừa ý thức vừa vô
thức bị các nguyên tắc (có thể được đưa ra làm giả thuyết trong học thuyết
khoa học và được xác minh qua nghiên cứu khoa học) chi phối. Phương
thức nghiên cứu này tách Freud ra khỏi nhiều nhà triết học thuộc những thế
kỷ trước đó (như Kant) và liên kết ông với tâm lý học khoa học của thế kỷ
XX. Về bản chất quyết định của hành vi con người, hầu như tất cả các triết
gia về nhân cách sau này công khai hay ngấm ngầm đồng ý với Freud
(trường hợp ngoại lệ là không có tự do ý chí trong học thuyết nhân cách thế
kỷ XX). Trường hợp ngoại lệ này nằm trong học thuyết hiện sinh, bác bỏ
nguyên lý cơ bản của thuyết định mệnh cho rằng tất cả hành vi con người
đều có nguyên nhân và lệ thuộc vào các nguyên tắc khoa học.