cực hay trong hoàn cảnh tốt nhất, ảnh hưởng trung lập đối với nhân cách.
Mặt khác, triết gia có thể cho xã hội một vai trò tích cực, văn hóa không chỉ
cung cấp một cơ sở thỏa mãn các nhu cầu và các ham muốn thiết yếu mà
còn là cơ sở để phát triển tâm lý, từ đó giúp cá nhân tăng cường hoạt động
nhân cách của mình.
Vai trò tiêu cực hơn của xã hội là vai trò trong đó văn hóa giữ một vai trò
tích cực trong việc xã hội hóa con người, nhấn mạnh rằng con người khắc
sâu các chuẩn mực, tập tục, và các kỹ năng. Sau tiến trình xã hội hóa này,
người bình thường cơ bản là một người tuân thủ. Nhân cách con người
cứng lại trong hình dáng được xã hội quy định. Freud gợi ý là khuôn mẫu
xã hội đó giáng vào bản chất sinh học của con người, nhấn mạnh rằng một
số ham muốn thiết yếu có thể được thỏa mãn bằng cách xác định kỹ lưỡng,
được xã hội chấp nhận, và những ham muốn khác có thể không được thỏa
mãn trong thời gian dài hay thường xuyên. Từ đó, Rogers cho rằng sự phát
triển như là một tập hợp các giá trị văn hóa qua một tiến trình xã hội hóa,
các trường hợp có giá trị có tác dụng ức chế tiêu cực sự hiện thực hóa các
tiềm năng sinh vật, do đó chặn đứng hay làm chậm lại tiến trình hiện thực
hóa. Các triết gia khác khẳng định về vai trò của xã hội. Trong khi chú ý
đến vai trò tiêu cực của xã hội, Fromm phát biểu rằng chức năng lý tưởng
của xã hội là tăng cường sự hoạt động của cá nhân. Tương tự, Maslow mô
tả là xã hội cung cấp một phương tiện có hệ thống để thỏa mãn nhiều nhu
cầu của con người, do đó cho phép con người tiến lên hệ thống thứ bậc
hướng về sự tự hiện thực hóa. Hartmann, Jung, Horney, và Allport xem ảnh
hưởng xã hội là vừa ức chế vừa tăng cường, tùy thuộc vào cá nhân, các tiến
trình và các cấu trúc xã hội riêng biệt mà cá nhân đó tiếp cận.