Tính cá nhân và sự toàn vẹn của tổ chức
Allport nhấn mạnh mỗi người là một cá nhân duy nhất có đặc điểm và
phẩm chất không được tìm thấy ở bất kỳ người nào. Mặt khác, Dollard và
Miller đã trình bày một học thuyết trong đó con người hoạt động theo một
tập hợp rộng lớn các nguyên tắc và không dễ dàng thích ứng với tính duy
nhất của cá nhân. Các học thuyết này tiêu biểu cho những thái cực đối lập
về vấn đề nhu cầu thừa nhận sự quan trọng của cá nhân. Dù ít nhấn mạnh
vào tầm quan trọng của định đề duy nhất này, Adler và Lewin đồng ý với
Allport. Skinner và Bandura tham gia với Dollard và Miller để không nhấn
mạnh đến tầm quan trọng của tính duy nhất.
Một số triết gia nhấn mạnh đến nhu cầu hiểu biết toàn bộ hành vi, một số
lại tin rằng con người phải được phân tích thành một số các bộ phận hay
các phần cấu thành để nghiên cứu nguyên nhân của hành vi một cách khoa
học. Lewin nhấn mạnh đến sự tương quan của thực thể vào môi trường
trong việc quyết định hành vi. Rogers và các triết gia về hành vi, phần lớn
cũng dựa vào các hành vi cấu thành riêng biệt và các yếu tố quyết định
hành vi để hiểu hoạt động của con người.