Sự lo âu
Hầu hết mọi người trước khi tới tuổi trưởng thành đều trải qua ít nhất
một vài lần lo âu. Dù những cá nhân có thể khác nhau về những cảm xúc
chính xác của họ, nhưng họ phải đồng ý rằng lo âu là một trạng thái xúc
cảm khó chịu được khắc họa bằng sự hốt hoảng, lo lắng và ở mặt nào đó
tương tự như nỗi sợ hãi. Không giống như nỗi sợ hãi thông thường có
nguồn gốc đặc trưng, sự lo âu mơ hồ, lòng vòng và thiếu hẳn tập trung
hướng về một đối tượng hoặc một tình huống đặc thù. Người trải qua kinh
nghiệm lo âu có thể tuyên bố rằng mình cảm thấy bị đe dọa hoặc căng
thẳng mà không có một lý do đối với sự sợ hãi dựa trên lý trí.
Freud cũng xem sự lo âu như một trạng thái, hoặc một tình trạng sở hữu
một “cá tính bất mãn” đặc biệt có phẩm chất đặc thù riêng. Freud đã nhìn
thấy sự khủng hoảng tinh thần của việc chào đời một khuôn mẫu cho toàn
bộ những kinh nghiệm lo âu sau này. Như Schultz (1976) đã quan sát:
Bào thai nằm trong bụng mẹ nó là thế giới an toàn nhất, quân bình
nhất, nơi mà mọi nhu cầu đều được thỏa mãn không trì hoãn. Đột
nhiên, khi chào đời, trẻ nhận thấy bản thân mình bị quẳng vào một
môi trường khắc nghiệt. Nó phải ngay lập tức bắt đầu thích nghi với
thực tại, vì những đòi hỏi bản năng của nó không phải lúc nào cũng
được đáp ứng tức thì. Hệ thống thần kinh của đứa trẻ mới sinh, non
nớt và dễ đau yếu, đột nhiên ảnh hưởng bởi hàng loạt kích thích cảm
xúc dữ dội và luôn thay đổi. Vì thế, đứa bé phải giao chiến bằng
những cử động nặng nề, cường độ hít thở tăng cao và nhịp tim gia tăng
(trang 27).
Khủng hoảng tinh thần khi chào đời (từ Hy Lạp gọi là “sự tổn thương”)
tạo thành kinh nghiệm đầu tiên ở cá nhân về sự lo âu. Nó thiết lập khuôn
mẫu của những cảm xúc và những phản ứng sẽ xảy ra trong tương lai, bất
cứ khi nào cá nhân chạm mặt với nguy hiểm. Tại thời điểm như thế, người
trưởng thành, không quan tâm đến tuổi, trải qua một lần nữa đúng với
những ảnh hưởng làm mất tinh thần của sự bất lực thời trẻ con. Một trong
những người theo chủ nghĩa Freud, Otto Rank, rất ấn tượng với sự khủng