CÁC HỌC THUYẾT VỀ NHÂN CÁCH - Trang 92

Cơ chế tự vệ

Khi đối phó với những đe dọa đến sự quân bình và toàn vẹn được biểu

thị bằng sự lo âu, bản ngã có thể hành động để đương đầu trực tiếp với sự
lo âu hoặc có thể tự vệ chống lại nó. Nếu nguồn sợ là một kích thích nào đó
bên ngoài có thể đồng nhất hóa được, bản ngã có thể thường xuyên đương
đầu với sự lo âu bằng cách tấn công trực diện hoặc giải thoát khỏi nguồn
đó. Tuy nhiên khi nỗi sợ khơi dậy từ siêu ngã bên trong hoặc cơ chế bản
năng, nó ít khi lựa chọn sự tấn công và đương đầu trực diện mà thường là
khởi phát hoạt động, gọi là cơ chế tự vệ. Hoạt động của những cơ chế này
vừa làm sai lệch những bốc đồng sản sinh ra sự lo âu, bằng cách thu hẹp
mối đe dọa của nó, vừa ngăn chặn toàn bộ sự biểu thị của bốc đồng.

Dù có nhiều dạng tự vệ (chúng ta sẽ định nghĩa riêng biệt một số dạng),

nhưng tất cả đều có chung hai đặc tính trọng yếu. Tự vệ thực hiện chức
năng hoàn toàn ở trạng thái vô thức. Như thế, cá nhân không bao giờ quyết
định một cách có ý thức khi sử dụng một sự tự vệ, và những dạng tự vệ này
phủ nhận, xuyên tạc hoặc làm sai lệch thực tế ở một mức độ nào đó. Cũng
cần chú ý rằng, tự vệ là một phần hoạt động của nhân cách bình thường, dù
chúng được tìm thấy trong chứng loạn thần kinh.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.