sợ hãi xuất hiện mà không có bất kỳ nguyên nhân rõ rệt nào.
Sự lo âu đạo lý, tượng trưng cho sự dày vò lương tâm. Sự lo âu đạo lý là
kết quả của sự xung đột giữa xung động bản năng và siêu ngã – giữa những
bốc đồng bản năng bị cấm đoán và sự cấm đoán, ngăn trở về mặt đạo lý. Sự
lo âu về đạo lý có thể phản ánh nền tảng nào đó trong thực tế. Nếu cá nhân
bị trừng phạt trong quá khứ, vì xâm phạm những cấm đoán của hệ thống
đạo lý, thì có khả năng gặp rủi ro bị trừng phạt nhiều hơn. Những cảm xúc
xấu hổ và phạm tội vì thế phục vụ cho những chức năng được thích nghi.
Rõ ràng, ba dạng lo âu trên đều có nguồn gốc khác nhau. Sự lo âu duy
thực trỗi dậy từ những kích thích trong môi trường bên ngoài khi được bản
ngã nhận biết và lý giải. Sự lo âu về đạo lý hay mặc cảm phạm tội là sản
phẩm của siêu ngã, và sự lo âu thần kinh là kết quả từ việc hoạt động của
xung động bản năng. Tuy nhiên, thật quan trọng khi ta chú ý rằng, toàn bộ
ba thể lo âu này được cảm thấy trong bản ngã và thế là hiển nhiên bản ngã
phải đương đầu với nỗi lo âu. Nó cũng thật cần thiết để hiểu rằng trạng thái
sợ hãi cực kỳ khó chịu (mà Freud gọi là sự lo âu) là một lực đầy quyền
năng trong nhân cách. Nó là một thể căng thẳng và động cơ thúc đẩy trọng
yếu. Vì thế, đòi hỏi một hành động nào đó cần được thực hiện để thu hẹp
nó.