CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ KINH TẾ (SONG NGỮ) - Trang 159

Finding the proper level of progressively is not an easy task. The next

article will examine this issue in the context of income utility.

69. THUẾ THU NHẬP LŨY TIẾN VÀ LŨY THOÁI

Hầu hết mọi người cho rằng người có thu nhập cao phải đóng thuế nhiều

hơn người có thu nhập thấp, nhưng phải nhiều hơn bao nhiêu?

Trong hệ thống thuế lũy thoái, thuế suất trung bình của người thu nhập

cao sẽ nhỏ hơn so với người thu nhập thấp. Ví dụ một người có thu nhập 4
triệu và đóng thuế 2 triệu; một người khác có thu nhập 20 triệu và đóng
thuế 4 triệu. Mặc dù người giàu nộp nhiều hơn, thuế suất bình quân của anh
ta chỉ là 20% so với 50% của người kia. Một trường hợp cực đoan của thuế
lũy thoái là thuế đồng nhất, khi tất cả mọi người đóng một số tiền như
nhau.

Thuế được gọi là đồng tỉ lệ nếu một thuế suất duy nhất được áp dụng cho

mọi mức thu nhập. Giả định thuế suất là 25%, hai người trong ví dụ trên sẽ
đóng thuế lần lượt là 1 triệu và 5 triệu. Như vậy trước hay sau thuế thì tỉ lệ
thu nhập giữa họ vẫn không đổi.

Thuế đồng nhất và thuế đồng tỉ lệ bị xem là không công bằng. Do vậy,

thuế thu nhập cá nhân thường được thiết kế theo dạng lũy tiến, trong đó
thuế suất biên tăng lên theo thu nhập nhằm đảm bảo thuế suất trung bình
của người giàu phải cao hơn của người nghèo. Thực tế, một biểu thuế
thường có nhiều thuế suất bậc thang ứng với các mức thu nhập, ở Việt Nam
có 5 thuế suất tăng dần từ 10% đến 50% áp dụng cho các mức thu nhập từ 3
triệu đồng trở lên (không kể mức thuế bổ sung 30% áp dụng cho phần thu
nhập sau thuế vượt quá 15 triệu đồng).

Một dạng thuế lũy tiến cực đoan có thể san bằng thu nhập sau thuế. Nếu

người nghèo trong ví dụ trên nộp 1 triệu thì người giàu phải nộp 17 triệu để

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.