CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ KINH TẾ (SONG NGỮ) - Trang 52

19. KIỂM SOÁT ĐỘC QUYỀN

Trong thị trường cạnh tranh, sản lượng và giá cân bằng thể hiện mức sản

xuất và tiêu dùng có hiệu quả kinh tế tối ưu. Tuy nhiên, trong thị trường
độc quyền, do sản lượng thấp hơn trong khi giá thì cao hơn so với mức cân
bằng cạnh tranh nên xã hội luôn bị tổn thất. Vì thế chính phủ thường áp
dụng các biện pháp điều tiết hay kiểm soát độc quyền.

Biện pháp đầu tiên là cho phép thị trường trở nên cạnh tranh hơn. Chẳng

hạn, vài năm trước các nhà sản xuất xe máy của hãng Honda có thể xem là
độc quyền trên thị trường Việt Nam, giá mỗi chiếc lên đến 2.500 đô-la Mỹ.
Thế nhưng từ khi cho phép bán các loại xe mang nhãn hiệu khác được nhập
hay lắp ráp trong nước, sức ép cạnh tranh đã buộc các nhà sản xuất xe máy
Honda phải giảm giá bán hơn 50% so với trước.

Đối với những ngành được độc quyền khai thác các nguồn lực chiến lược

như năng lượng và khí đốt, chính phủ có thể đánh thuế để giảm bớt lợi
nhuận siêu ngạch của nhà độc quyền. Ví dụ, thuế thu nhập áp dụng cho các
công ty dầu khí ở Việt Nam là 50%, trong khi thuế suất phổ biến cho các
ngành khác chỉ là 32%.

Kiểm soát giá là một biện pháp khác mà chính phủ thường áp dụng cho

các ngành độc quyền tự nhiên như đường sắt, điện, nước. Lúc này, một
mức giá tối đa sẽ được ấn định trên cơ sở xác định một suất sinh lợi hợp lý
của nhà độc quyền, có xét đến vốn và độ rủi ro trong đầu tư của họ.

Tuy nhiên việc xóa bỏ độc quyền đôi khi có thể gây tác động bất lợi cho

phúc lợi xã hội nếu chính phủ không có thêm những biện pháp ngăn ngừa
các ngoại tác tiêu cực. Vấn nạn xe máy trong giao thông Việt Nam ngày
nay là một ví dụ. Vì thế, sự cần thiết cùng biện pháp điều tiết độc quyền
hiện vẫn là một chủ đề gây tranh cãi trong lĩnh vực kinh tế.

(Saigon Times Daily ngày 18-11-2002)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.