CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ KINH TẾ (SONG NGỮ) - Trang 68

nhánh trong cùng một công ty “bán" hàng hóa hay dịch vụ cho nhau. Việc
định giá nội bộ không chỉ tác động lên kết quả hoạt động của chi nhánh mà
còn lên số thu thuế quốc gia.

Giá nội bộ có thể dựa trên cơ sở thị trường, chi phí hay qua thương

lượng. Tuy nhiên, thường yếu tố quyết định vẫn là giảm thiểu số thuế công
ty phải nộp. Ví dụ, nếu thuế thu nhập công ty ở Đài Loan là 20% và
Malaysia là 40% thì chi nhánh ở Đài Loan của một công ty có thể tăng giá
chuyển giao hàng hóa và dịch vụ cho chi nhánh ở Malaysia. Nếu khoản
nâng giá là 100.000 đô-la, lợi nhuận báo cáo ở Dài Loan sẽ tăng 100.000
đô-la và thuế nộp cho chính phủ nước này tăng thêm 20.000đô-la. Đồng
thời, lợi nhuận báo cáo ở Malaysia bị giảm đi 100.000đô-la và số thuế phải
đóng ở đây giảm 40.000 đô-la. Tóm lại, công ty tiết kiệm được 20.000 đô-
la tiền thuế.

Các chính phủ không dễ kiểm soát được việc định giá nội bộ. Năm 1993,

công ty Nissan bị chính phủ Mỹ phạt 170 triệu đô-la vì đã "nâng giá một
cách vô lý" ô-tô nhập khẩu từ Nhật. Nhật đã trả đũa bằng cách phạt hãng
Coca-Cola 150 triệu đô-la vì tính giá “quá đáng" các nguyên liệu nhập khẩu
từ Mỹ cho chi nhánh ở Nhật.

Có người cho rằng thuế suất thấp ở nhiều nước đang phát triển sẽ làm

tăng số thu thuế của chính phủ các nước này, vì các công ty đa quốc gia sẽ
muốn chuyển càng nhiều lợi nhuận càng tốt sang những chi nhánh ở đó.
Đáng tiếc là thực tế không phải luôn như vậy. Bài viết kế tiếp sẽ phân tích
vì sao các nước đang phát triển thường là kẻ thua thiệt trong cuộc chơi định
giá nội bộ.

(Saigon Times Daily ngày 30-6-2003)

27 . Transfer Pricing: The Reverse Of The Medal

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.