Là một người biết nhìn xa trông rộng, Yatarou quyết tâm cạnh tranh với
“Mitsubi”. Ông tin tưởng rằng, chỉ cần biết chờ đợi ắt sẽ có một ngày có cơ
hội chiến thắng đối phương. Không bao lâu sau, ông đổi tên công ty thành
công ty “Mitsubishi”, tiến hành nâng cao chất lượng phục vụ, thực hiện
kinh doanh lợi ích thấp. Đó là: giảm giá vé xuống một nửa, cung cấp quạt
và nước đá cho khách hàng vào mùa hè. Mùa đông cung cấp cho khách
hàng lò sưởi và nước trà nóng, cố gắng duy trì vận tải kinh doanh.
“Mitsubi” cũng không chịu thua kém, một lúc giảm giá vé xuống còn 1/3
để cạnh tranh với “Mitsubishi”.
Trước tình hình này, để tồn tại, “Mitsubishi” cũng hạ giá bằng “Mitsubi”,
từ kinh doanh lãi ít đến không có lãi. Tại sao lại phải làm như vậy?
Yatarou cho rằng: Trong hoàn cảnh khó khan, chỉ cần tồn tại được là coi
như thắng, sẽ có cơ hội đánh bại đối phương. Công ty Mitsubishi đã cầm cự
trong hoàn cnahr khó khan được mấy năm, cuối cùng cũng gặp được cơ
hội. Năm đó, chính phủ Minh Trị Nhật Bản thực hiện luật mới, hủy bỏ chế
độ cống nộp thóc, thực hiện chính sách thuế mới. Vì không có thóc cống
nộp để vận chuyển, chính phủ cũng hủy bỏ không phụ cấp và trợ cấp vận
chuyển cho “Mitsubi”. Đối với “Mitsubi” mà nói, lệnh phong tỏa này là
một đòn đánh mạnh, còn đối với “Mitsubishi” lại là một cơ hội lớn.
“Mitsubi” và “Mitsubishi” đã được đặt vào thế cạnh tranh bình đẳng, ngày
Yatarou đợi bao năm nay cuối cùng đã đến.
Cuộc cải cách lớn này của chính phủ khiến “Mitsubi” mất đi vụ làm ăn
lớn nhất là chở gạo cống nộp, chịu tổn thất kinh tế nặng nề, cũng không
chịu được gánh nặng thua lỗ do giảm giá nên bắt đầu tụt dốc. Đúng lúc đó,
lại thêm một đòn nữa giáng xuống đầu “Mitsubi”: Chính phủ Nhật Bản yêu
cầu thu lại ngay lập tức số tiền gói thầu Công ty vận tải bưu kiện đường
thủy trị giá 1 tỷ yên. Trong chốc lát, tài chính của “Mitsubi” bị thu sạch,
không còn cách nào để duy trì.
Đối với “Mitsubishi” mà nói, đây là một cơ hội tuyệt vời, Yatarou không
do dự, triển khai kế hoạch đánh bại “Mitsubi”, không lâu sau đã giành được