Kết quả, hoạt động quảng cáo nhẹ nhàng này đã thu được kết quả tốt:
Đầu tiên, các trường có quy định không cho phép học sinh mặc quần áo và
đi tất nilon, dần dần quy định đó đã mất, đồng phục của nữ sinh các trường
đã đổi sang dùng chất liệu nilon. Vài năm sau loại đồng phục này vẫn rất
phổ biến. Ngược lại, những người không mặc đồng phục bằng chất liệu
nilon lại bị coi là không tiện lợi và khác người. Hoàn cảnh này rất có lợi
cho xí nghiệp, cánh cửa lớn “bị đóng kín” nay đã được mở, một thị trường
sôi động náo nhiệt đang mở ra trước mắt.
Bình luận
Xem xong câu chuyện trên, chúng ta không thể không cổ vũ cho phương
pháp “đánh phản diện” của công ty dệt may Miên Long, Đài Loan, từ đó
tích lũy được nhiều kinh nghiệm kinh doanh.
Trong cuộc sống hiện đại, rất nhiều sản phẩm mới không thể đứng vững
trên thị trường, không chiếm lĩnh được thị trường mà không phải do chất
lượng có vấn đề hay giá quá cao, cũng không phải do đối thủ cạnh tranh mà
vì thái độ thiếu hợp tác của người tiêu dùng đối với sản phẩm do tâm lý trở
ngại gây ra. Theo nghiên cứu của các nhà tâm lý học, đối với các sự vật
mới xuất hiện, con người vừa hiếu kỳ vừa hoài nghi nên sẽ bị tâm lý trở
ngại. Khi đó, doanh nghiệp muốn đứng được trên thị trường, chiếm lĩnh thị
trường mà chỉ cho rằng trọng tâm công việc là ở “phần cứng”, tức là sự liên
kết giữa sản phẩm và giá cả, thì sẽ dẫn đến tình trạng làm mà không có hiệu
quả hoặc phải chịu nhiều tổn thất mới có thể bước chân vào thị trường, đó
là một việc lợi bất cập hại. Biện pháp xác đáng nhất vẫn là ra sức nghiên
cứu người tiêu dùng, thông qua điều tra thị trường để tìm ra mấu chốt tâm
lý trở ngại của người tiêu dùng. Sau đó, chú trọng vào đặc điểm này mở
rộng quảng cáo tuyên truyền để làm xoay chuyển tâm lý người tiêu dùng từ
cự tuyệt đến đồng ý.
Vì vậy, cái gọi là quảng cáo tuyên truyền khéo léo chính là việc bạn thấy
sản phẩm đó tốt ở điểm nào thì sẽ quảng cáo điểm đó hoặc thấy quảng cáo
như thế nào có lợi thì quảng cáo cái đó. Ngược lại, cần phải quảng cáo theo