hình đó, làm thế nào để phát huy ưu điểm từ những mặt hạn chế đó mới là
then chốt trong việc giành chiến thắng. Không còn nghi ngờ gì nữa, “chỉ
kinh doanh một mặt hàng” là một quyết sách rất hay.
Vậy, nếu là một người quyết định cho doanh nghiệp, chúng ta cần làm
thế nào để sử dụng tốt phương pháp “chỉ kinh doanh một mặt hàng”? Cụ
thể cần nắm bắt hai điều dưới đây:
Thứ nhất: Phải có con mắt của một nhà chiến lược. Trong việc đặt ra
chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, cần phải giải quyết chính xác
giữa kinh doanh cá biệt và kinh doanh toàn bộ, quan hệ giữa trước mắt và
lâu dài, phát triển năng động, phù hợp với xu thế thời đại.
Chúng ta đều biết, thị hiếu của khách hàng luôn thay đổi nhanh chóng
theo từng năm, từng giai đoạn. Nếu doanh nghiệp tuân thủ quan niệm cũ,
cung cấp cho khách hàng những mặt hàng đang thịnh hành nhưng sắp lỗi
thời mà không có một chiến lược kinh doanh mới phù hợp thì rất dễ bị đánh
bại.
Thứ hai: Doanh nghiệp phải nắm bắt được nhu cầu về sản phẩm mới và
đề ra các chiến lược cạnh tranh mới.
3.13. Tổ hợp sản phẩm, chuyển lỗ thành lãi
Trong thời đại ngày nay, doanh nghiệp nào có thể mang đến cho người
tiêu dùng sự tiện lợi hơn thì doanh nghiệp đó sẽ giành được khách hàng,
giành được thị trường.
Gương thành công tiêu biểu
Chikisu là một công ty chuyên kinh doanh giấy, văn phòng phẩm, đinh
mũ, thước, đồ dùng dạy học của Nhật Bản.
Khi mới lập nghiệ, do lợi nhuận ít nên kinh doanh ít, nguy cơ phá sản
ngày càng tới gần, mọi nhân viên đều cảm thấy chẳng còn hy vọng gì.
Những người đứng đầu công ty này vẫn cố theo đuổi mục đích của mình.
Một hôm, ông triệu tập nhân viên và nói với họ: “Công ty ta do thiếu những
ý tưởng mới nên không có chuyển biến gì và đang đứng trước nguy cơ phá