sản. Để vượt qua khó khăn, tôi hy vọng toàn thể nhân viên hãy cùng động
não, nghĩ cách tìm ra hướng đi mới cho công ty”.
Himawari là một cô gái rất có trách nhiệm và thông minh. Cô đã ghi nhớ
lời của ông chủ, chú tâm quan sát khách hàng và phân tích dựa trên những
cơ sở quan sát đó.
Sau một thời gian quan sát, cô phát hiện: Khách đến không kể già, trẻ,
nam, nữ mang theo trẻ nhỏ hay không thì khi mua các dụng cụ văn phòng
phẩm đều không chỉ mua một thứ giống nhau mà thường mua từ 3 thứ trở
lên. Đây là một thói quen của người tiêu dùng nhưng dường như chẳng ai
quan tâm đến điều này. Còn Himawari lại rút ra một bài học, cô liên tưởng
đến thời mình học tiểu học và trung học, trong căp toàn là bút chì, bút mực,
thước kẻ, tẩy, gọt bút chì, compa… Qua đó cô nảy ra một ý tưởng, hãy tổ
hợp các dụng cụ văn phòng phẩm, tức là tập hợp các đồ dùng như kéo, bút
chì, bút mực, thước kẻ, compa… vào một chiếc hộp được thiết kế khéo léo,
dễ mang theo, bên ngoài hộp được in các bức tranh và màu sắc sinh động.
Những đồ dùng học tập này chính là những sản phẩm do công ty Chikisu
kinh doanh, công ty không cần đầu tư thêm nhiều tiền để thay đổi dây
chuyển sản xuất, chỉ cần cho những đồ dùng đó vào một chiếc hộp được
thiết kế tỉ mỉ, khéo léo là được.
Sau khi đã tổ hợp các dụng cụ học tập, sản phẩm không chỉ thu hút được
nhu cầu của học sinh trung học, tiểu học mà còn nhận được sự hoan nghênh
của đông đảo nhân viên công chức của nhiều ngành nghề và các nhân viên
kỹ thuật. Do vậy, mỗi hộp thường có giá 28.000 yên, đắt gấp đôi so với
tổng giá của các vật dụng lúc trước, nhưng khách hàng không chê. Năm
đầu xuất hiện trên thị trường đã bán được hơn 3 triệu hộp.
Sau đó, Himawari lại kiên trì nỗ lực, cải tiến thêm một bước về tập hợp
các đồ dùng văn phòng phẩm, trong hộp có đặt đồng hồ điện tử, nhiệt kế,
làm cho nó có nhiều công dụng hơn. Căn cứ vào tâm lý hiếu kỳ của trẻ nhỏ
để làm hộp thật đa dạng, nhiều kiểu. Như vậy, các đồ dùng học tập tuy vẫn