cửa hàng con ở đường 1-5, Trần Tử Long đã sử dụng cách bổ sung thêm
thời gian kinh doanh so với cửa hàng bách hóa lớn.
Đương nhiên, sử dụng cách làm “bổ sung chỗ thiếu” cũng sẽ có một số
hạn chế và rủi ro, không phải sản phẩm nào trên thị trường cũng có thế áp
dụng, những sản phẩm không bán được hay lợi nhuận thấp nên mọi người
không kinh doanh thì không thể áp dụng cách làm này.
Thử nghĩ: Nếu một sản phẩm người khác không mua được hoặc khó mua
thì bạn hãy nghĩ đến việc mở một cửa hàng, chuyện làm ăn tự nhiên sẽ phát
triển.
3.15. Nắm chuẩn thị trường, chớp lấy thời cơ, một lần đã
thành công
Matsu là một thanh niên Nhật Bản có đầu óc rất linh hoạt, thông minh.
Khi 25 tuổi, ông đã lập ra “Công ty Bách hóa Hiakaten”. Sau khi khai
trương công ty, ông đã phát hiện ra hai đặc điểm: Một là, người đến mua
hàng thì 4/5 là nữ, nam giới phần đông là đưa phụ nữ đi; hai là, ban ngày đi
mua sắm chủ yếu là các bà nội trợ, sau 17h30’ đa số là các cô tan ca đi làm
về. Vậy làm thế nào đây? Sau mấy ngày suy nghĩ, ông tìm được một câu trả
lời.
Đầu tiên ông liệt kê các sản phẩm theo sự khác biệt. Ban ngày ông bày
các sản phẩm quần áo, đồ dùng nhà bếp, đồ mĩ nghệ thủ công cho các bà
nội trợ đi mua sắm. Sau 5 giờ chiều ông lại bày những sản phẩm cho thanh
niên như quần áo lót, váy ngắn… với những kiểu dáng thanh niên thích,
đáp ứng nhu cầu của họ.
Tiếp theo, Matsu lại tích cực điều tra thị trường, khách hàng nói với các
nhân viên điều tra: “Mua quần áo cao cấp thì chúng tôi đã đến cửa hàng
bách hóa, mua tất thì chúng tôi sẽ đến Hiakaten”. Phản ứng của khách hàng
càng làm cho Matsu tự tin hơn, trước nhu cầu của khách hàng, ông dốc toàn
lực vào kinh doanh tất. Các chủng loại tất rất đa dạng, khách hàng tha hồ
lựa chọn, những khách hàng khó tính nhất cũng sẽ không thể không chọn