thì mới có thể kiếm được nhiều tiền? Câu hỏi này khiến Lain Ward vô cùng
trăn trở.
Một lần, vì có công chuyện làm ăn, ông phải đến nước Nhật. Khi dùng
bữa ở Nhật, ông nảy ra ý nghĩ, liệu có thể gia công gỗ thành đũa, sau đó
xuất khẩu sang Nhật Bản được không? Ý nghĩ kỳ lạ này khiến ông trăn trở
bao lần. Về đến nhà nghỉ, ông tính toán con số: Hiện nay, Nhật Bản có 150
triệu người, nếu cứ mỗi người một đôi đũa thì mỗi năm sẽ tiêu thụ 150 triệu
đôi đũa, hơn nữa, đất đai Nhật Bản không nhiều, những loại gỗ quý hiếm
lại thiếu thốn, đây là một tiềm lực rất lớn trên thị trường. Vậy là, Lain Ward
quyết định lập một xưởng sản xuất đũa gỗ bạch dương ở bang Minisuta của
Mĩ, chuyên gia công sản xuất các loại đũa để xuất khẩu sang Nhật Bản.
Lain Ward chọn gỗ bạch dương. Đó là một loại gỗ sinh trưởng nhanh,
chất lượng lại bền, có độ trắng như tuyết, là loại vật liệu có chất lượng tốt
để làm ra những chiếc đũa. Đồng thời, trên mỗi chiếc đũa, ông cho khắc
hình những bông hoa Anh đào – loại hoa được người Nhật yêu mến – với
rất nhiều kiểu dáng khác nhau. Đây là loại đũa được đặc chế riêng cho
người Nhật Bản, lô hàng đầu tiên tung ra thị trường Nhật Bản chỉ trong
vòng một tháng đã được bán hết, tiếp đó, chưa đầy nửa năm, xưởng đũa
được Lain Ward hiện đại hóa đã có thể xuất khẩu sang Nhật Bản khoảng
hơn 1.000.000 đôi các loại đũa tinh chế, cuối năm đó, số lượng đũa xuất
khẩu sang Nhật Bản của Lain Ward lên tới 1 tỷ đôi, số tiền thu được đạt
150 triệu đô la.
Sau những thành công giành được trong việc xuất khẩu đũa sang Nhật
Bản, Lain Ward đã lập tức đầu tư mở rộng nhà xưởng, tiến hành hiện đại
hóa dây chuyền sản xuất, không ngừng tăng cường sản xuất đũa, mở rộng
việc tiêu thụ ở bên ngoài, tiến đến các thị trường của các quốc gia trong khu
vực châu Á như Hàn Quốc, Singapore, Malaysia.
Bình luận
Lain Ward đã biết lợi dụng tập quán sử dụng đũa của người Nhật Bản để
kiếm tiền. Ông đã cho chúng ta biết một nguyên tắc kinh doanh: Một