ông nhận định rằng, chỉ cần chịu khó suy nghĩ một chút thì cơ hội sẽ ở ngay
trước mắt.
Vào đầu những năm ba mươi của thế kỷ trước, đúng vào thời điểm nền
kinh tế Mĩ rơi vào khủng hoảng, Raynolds phát hiện ra một nhà máy chế
tạo máy in chữ chì đúc đang rơi vào tình trạng phá sản. Một trong những
công dụng của loại máy này là giúp công ty bách hóa in ấn các tờ áp phích
bán hàng. Ngay lập tức, Raynolds đi vay tiền để mua lại nhà máy này, sau
đó đặt lại tên cho loại máy này là “máy in áp phích”, chuyên bán cho các
công ty bách hóa. Giá gốc của mỗi bộ máy in không quá 595 đô la Mĩ, sau
khi sản phẩm nổi danh hơn, Raynolds cho nâng giá tiền 2.475 đô la Mĩ.
Ông cho rằng, các cửa hàng bách hóa hiện nay đều ra sức giới thiệu sản
phẩm, loại “máy in áp phích” này có thể đáp ứng được nhu cầu đặc trưng
riêng của họ, hơn nữa, đối với những sản phẩm có nét đặc trưng riêng,
“định giá càng cao thì càng dễ bán”. Quả nhiên, “máy in áp phích” tiêu thụ
rất tốt, Raynolds đã kiếm được món lời lớn. Có điều, Raynolds không lấy
đó làm thỏa mãn mà tiếp tục tìm kiếm con đường kinh doanh hiệu quả.
Tháng 6 năm 1945, khi đến Achentina để đàm phán một thương vụ,
Raynolds lại phát hiện ra một mục tiêu mới, đó chính là chiếc bút bi ngày
nay. Chiếc bút bi lúc đó thực ra cũng không được coi là thành quả mới. Sản
phẩm này được thiết kế sớm nhất vào năm 1888, có điều chưa hình thành
quy mô sản xuất, chưa được tất cả mọi người trên thế giới biết đến. Khi
Raynolds phát hiện ra chiếc bút bi, đã có mấy công ty đang tiến hành cải
tiến sản phẩm, chuẩn bị hội nhập vào thị trường Mĩ.
Sau khi nhìn thấy nhiều cơ hội phát triển kinh doanh từ chiếc bút bi,
Raynolds lập tức quay về nước, hợp tác với một số đối tác, ngày đêm
không ngừng nghiên cứu cải tiến sản phẩm. Kết quả, một tháng sau ông đã
có được sản phẩm cải tiến của mình, giành lấy ưu thế từ đối thủ, đồng thời
lợi dụng sự hứng thú của mọi người lúc đó, đặt tên cho chiếc bút là “bút
nguyên tử”. Sau đó, ông đem sản phẩm đó đến Công ty bách hóa Gimbell
của New York, giới thiệu với những người quản lý của Công ty những nét
ưu việt của “chiếc bút kỳ diệu thời đại nguyên tử” này” Bút có thể viết chữ