trong nước và ở những vùng núi cao”. Đương nhiên, Raynolds đã căn cứ
vào đặc tính của chiếc bút bi và nhu cầu của người Mĩ để đặt ra sách lược
bán hàng một cách cẩn thận. Quả nhiên, người chủ quản của Công ty rất có
hứng thú với chiếc bút này. Ông ta liền đặt mua hơn hai mươi chiếc bút và
đồng ý sử dụng khẩu hiệu bán hàng của Raynolds để làm quảng cáo.
Lúc đó, giá gốc để sản xuất ra một chiếc bút bi chỉ có 0.8 đô la, nhưng
Raynolds lại quyết định nâng giá bán lên 12.5 đô la, vì ông cho rằng, chỉ
với giá bán như vậy mới có thể làm cho mọi người cảm thấy sự khác biệt
của sản phẩm và phù hợp với cái tên “bút nguyên tử”. Vào ngày 29 tháng
10 năm 1945, công ty bách hóa Gimbell lần đầu tiên bán ra chiếc bút bi của
Raynolds, khi sản phẩm vừa ra mắt đã có hơn 500 người tranh giành mua
“bút thần diệu”. Một lượng lớn đơn đặt hàn được gửi đến công ty của
Raynolds.
Trong một thời gian ngắn, tổng doanh số bán hàng của công ty Raynolds
lên tới 2.600.000 đô la Mĩ, lợi nhuận thu về đạt gần 800 ngàn đô la Mĩ.
Bình luận
Tục ngữ có câu: “Một phần lợi thì tay chết, mười phần lợi thì chết đói”, ý
nghĩa của nó là: Người làm kinh doanh buôn bán nếu muốn kiếm thật nhiều
tiền thì nên áp dụng phương pháp hàng nhiều lợi mỏng. Nhưng trong một
số tình huống, nếu cứ một mực mưu cầu hàng nhiều lợi mỏng thì sẽ không
kiếm được tiền, ngược lại, nếu áp dụng sách lược hàng nhiều lợi dày một
cách có ý nghĩa thì có thể thắng bằng lối đánh bất ngờ và phát triển được
lợi thế. Smith Raynolds đã vận dụng một cách hiệu quả sách lược này.
Chúng ta có thể rút ra bài học sau: Làm kinh doanh, không nên quá tuân
thủ những nguyên tắc truyền thống mà nên mở ra lối đi riêng cho mình,
như vậy mới có thể ngày càng phát triển lợi nhuận. Raynolds áp dụng
phương pháp “bán nhiều hàng, nhiều lợi lớn”, giành được thành công là
một ví dụ chứng thực điều này.
Vậy, chúng ta cần áp dụng phương pháp “bán nhiều hàng, nhiều lợi lớn”
này như thế nào?