thành quà mừng cưới, nhất định sẽ bán chạy. Vì việc kết hôn là chuyện lớn
của cuộc đời, mọi người đều chúc tụng đôi vợ chồng mới kết hôn sống
hạnh phúc đến đầu bạc răng long, nếu đem tặng món quà ý nghĩa như vậy,
người tặng có thể bày tỏ được tâm ý, người nhận thì ghi nhớ không quên.
Vậy là ông vội vàng mua lại những con tôm đó rồi mang về Tokyo. Sau
khi vạch xong kế hoạch, ông mở một cửa hàng kinh doanh quà cưới tại
Tokyo, chuyên bán loại tôm này. Những món quà kỷ niệm tôm được làm
cẩn thận, ông dùng một chiếc túi nilon rất xinh xắn lung linh, cho những
hòn núi nhân tạo vào đó, làm thành “phòng đá” của đôi tôm, thêm vào
những thực vật dưới đáy nước, khiến cho người ngắm có cảm nhận cuộc
sống của từng đôi tôm trong “phòng đá” rát an nhàn thoải mái. Quà kỷ
niệm được mệnh danh là “đầu bạc răng long” còn có một đoạn giới thiệu,
mô tả lại một cách chân thực và sống động những việc đôi tôm đã trải qua
để cùng nhau đi suốt cuộc đời, sống đến đầu bạc răng long.
Loại tôm này khi đặt mua ở phía nam chỉ cần 120 yên Nhật, nhưng khi
đã được đóng gói cẩn thận thì giá của nó lên tới 3.000 yên Nhật. Mỗi cặp
vợ chồng mới cưới đến cửa hàng này đều cảm thấy không thể không mua
món quà kỷ niệm may mắn hợp ý như vậy. Thậm chí, có rất nhiều đôi vợ
chồng già nhìn thấy loại tôm đáng yêu nhỏ bé, hàm chứa ý nghĩa sâu xa này
cũng mua một đôi về làm kỷ niệm.
Bình luận
Thành công của Hisayasaki cho chúng ta một sự thực như sau: Vạn sự,
vạn vật trong vũ trụ đều có mối liên quan đến nhau, nếu khéo léo liên kết,
tìm ra mắt xích xâu chuỗi các sự vật ại với nhau thì chúng ta đã tìm được
chiếc chìa khóa mở ra kho báu.
Con người sẽ có thắc mắc: Mọi sự vật tại sao đều có mối liên hệ với
nhau? Lấy chiếc đèn điện và bàn ăn ra làm ví dụ, giữa chúng có mối liên hệ
với nhau không?
Chỉ cần chúng ta suy nghĩ một chút là có thể tìm ra mối liên hệ giữa hai
đồ vật đó. Ví dụ: Thứ nhất, mặt cắt ngang của đèn điện là hình chữ nhật,