CÁC NHÀ KINH DOANH ĐẤU TRÍ NHƯ THẾ NÀO - Trang 88

“Công tâm là thượng, công thành là hạ”, đây là lý lẽ biện giải của quảng

cáo, không chú ý đến các từ ngữ hoa lệ, đến vế đối tinh tế; cũng không chú
ý đến những ý nghĩa sâu xa, đến văn chương bay bổng. Điều quan trọng
nhất của câu nói này là sức cảm hóa, có thể tác động vào tinh thần của
người tiêu dùng, khiến người ta muốn hành động, cần hành động, phải hành
động.

Gương thành công tiêu biểu

Có một người chết xuống âm phủ bị Diêm Vương tra khảo. Sau đây là

đoạn đối thoại giữa Diêm Vương và người chết.

Người chết: Đáng lẽ tôi phải ở trên Thiên Đàng, tại sao tội lại đến nơi

này chứ?

Diêm Vương: Vì ngươi không đủ tư cách để lên Thiên Đàng.

Người chết: Tại sao?

Diêm Vương: Sau khi chết, di chúc của ngươi toàn để cấp tới vấn đề một

ngày ba bữa cơm. Nhà ngươi không đủ tư cách để lên Thiên Đàng.

Người chết: Không phải là tôi muốn chết! Vì xảy ra sự cố ngoài ý muôn

nên tôi mới chết, đây không phải là trách nhiệm của tôi!

Diêm Vương: Giả dụ, khi còn sống nhà ngươi chịu mua bảo hiểm nhân

thọ thì cuộc sống của nhà ngươi sẽ không phải chịu những khó khăn như
vậy.

Đây là một đoạn băng quảng cáo về bảo hiểm nhân thọ của một nhân

viên tên là Quý Mộc Nhất Lang thuộc công ty bảo hiểm nhân thọ Thiên Đại
Nhân của Nhật Bản. Anh đã ghi lại đoạn văn trên và mang đi quảng cáo để
mọi người biết về sự cần thiết của việc mua bảo hiểm nhân thọ. Phương
pháp quảng cáo này rất độc đáo, hiệu quả đạt được vô cùng lớn, được giới
bảo hiểm coi là một kỳ tích.

Công ty này về sau lại thuê một nhóm quả phụ đến giúp họ bán bảo

hiểm. Họ thường nói với khách hàng như sau: “Nếu chồng của tôi lúc còn
sống chịu mua bảo hiểm nhân thọ thì tôi đã không phải xuất đầu lộ diện

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.