Thứ nhất: Phải có gan làm giàu, có ý chí và sự phán đoán thời cuộc.
Phương pháp này có mối nguy hiểm rất lớn, cần phải mạo hiểm; ngoài ra,
cần phải tiến hành điều tra nghiên cứu thị trường, sau khi có được sự phán
đoán phân tích chính xác mới có thể áp dụng, không được làm liều.
Thứ hai: Trong quá trình vận dụng phải chú ý đến thời, địa, nhân, hàng
hóa, không thể qua loa đại khái.
Thứ ba: Sử dụng phương pháp này còn cần phải nắm chắc nguyên tắc:
Nhìn kỹ mới nhận, không nên có lòng tham vô đáy.
2.17. Khéo léo liên hệ, biến đá thành vàng
Trên thế gian này có rất nhiều sự vật được coi là sỏi đá bình thường. Chỉ
có người có con mắt hơn người, biết cách liên tưởng thì mới phát hiện ra
những giá trị kinh doanh từ những tiềm năng đó, từ đó biến đá thành vàng.
Gương thành công tiêu biểu
Hisayasaki mở một cửa hàng buôn bán nhỏ nhưng vẫn không vừa ý. Tuy
từ sáng đến tối ông đều bận việc kinh doanh nhưng kết quả là vẫn không
kiếm được bao nhiêu tiền, cuộc sống hết sức khó khăn. Một lần, Hisayasaki
đi ra ngoài để nhập hàng, tại chợ tự do ông nhìn thấy một người nông dân
đánh cá đang bày bán một loại tôm không phải để ăn mà để mọi người
ngắm nhìn.
Hisayasaki đi đến ngắm nhìn kỹ loại tôm nhỏ đó, thấy nó không giống
với những loại khác, cảm thấy rất kỳ lạ. Trước đây, loại tôm nhỏ này được
nuôi ở phía nam Nhật Bản, đặc trưng sinh tồn của nó rất kỳ lạ: Một đôi tôm
tự do bơi lội trong những khe đá hẹp, khi lớn lên không có cách nào để ra
khỏi khe hở đó, thế là từng đôi từng đôi cùng sống trong những khe hở, đi
hết quãng đời ở đó. Những ngư dân đã căn cứ vào nét đặc trung của loài
tôm này, sau khi vớt lên, bỏ chúng vào những khe đá nhân tạo làm vật trang
trí.
Sau khi nghe xong câu chuyện người bán hàng kể, Hisayasaki linh cảm
được một cơ hội phát tài: Nếu khai thác loại tôm “chỉ có một bạn đời” này