được chỉ huy tốt. Quá nản lòng, chính phủ quyết định giao trách nhiệm
phòng vệ cho các lãnh chúa địa phương. Họ phải tự tuyển quân và huấn
luyện. Để bù lại, các lãnh chúa được miễn thuế.
Nhờ những chiến binh chuyên nghiệp đó, cuối cùng người Ainu đã bị
bại trận. Nhưng Nhật Hoàng cũng không còn quân đội. Vào thế kỉ thứ 9,
các chiến binh giỏi nhất đều phục vụ cho các lãnh chúa. Nói rõ hơn là sức
mạnh và quyền hành nay đã chuyển tay. Theo thời gian, sự độc lập của các
lãnh chúa ngày càng tăng. Một thế kỉ sau, họ chỉ làm theo ý mình, bất cần
đến những mệnh lệnh của Nhật Hoàng. Được miễn thuế nên họ giàu lên,
trong khi kho của triều đình lại rỗng không, và họ các lãnh chúa lại chỉ huy
những binh đoàn kiếm sĩ thực thụ, điều tất yếu là dần dần một số lãnh chúa
bắt đầu ngắm nghía đến ngôi báu.
Năm 935, Taira- no- Masakado tự xưng là tân hoàng đế tại lãnh địa
Kanto của ông(ngày nay là Tokyo). Ông ta dùng sức mạnh để thu tóm các
lãnh địa của các lãnh chúa láng giềng mà triều đình không dám có ý kiến.
Đấy là một dấu hiệu suy yếu, sẽ thúc đẩy một số lãnh chúa nhiều tham
vọng liên kết với Masakado. Trong vòng 4 năm, dòng họ Taira và đồng
minh đã kiểm soát được nhiều tỉnh. Đứng trước sự lớn mạnh của tên lãnh
chúa ngạo mạn và hung bạo đó, nhiều lãnh chúa khác quyết định liên minh
với triều đình. Hai phe đối đầu nhau trên đồng bằng Masashima. Quân của
Masakado thua trận, vị tân hoàng đế bỏ mạng trên chiến trường.
Một thế kỉ sau, đến lượt lãnh chúa Abe Yoritoki quyết định vượt qua
sự bảo hộ của triều đình. Cuộc chiến khởi đầu từ năm 1050 kéo dài hơn 10
năm, gây ra cái chết cho hàng ngàn nạn nhân. Các kiếm sĩ dũng mãnh tạo
ra cái chết từ xa với thứ vũ khí yêu thích của họ là cây cung cao 2 m. Abe
Yoritoki bị tử thương bởi tên vào năm 1057. Con trai của ông ta là Sadato
tiếp tuc cuộc chiến và rồi tử trận 5 năm sau đó trước quân Minamoto,
Kiyowara và Fujiwara. Đầu của họ đều bị bêu trước cổng Kyoto, thủ đô của
hoàng gia.